Nhà đầu tư dựa vào đâu để cho rằng thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục bứt phá trong nửa cuối năm 2024? Hãy cùng xem bài phân tích sau đây

Nhà đầu tư dựa vào đâu để cho rằng thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục bứt phá trong nửa cuối năm 2024? Hãy cùng xem bài phân tích sau đây

Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

21:59 01/07/2024

Thị trường chứng khoán đã có một nửa đầu năm 2024 sôi động, dẫn đầu bởi đà tăng trưởng mạnh mẽ của ngành công nghệ. Tuy nhiên, gần 40% cổ phiếu trong S&P 500 lại giảm giá. Đà tăng trưởng này liệu có tiếp tục? Bài viết này sẽ cho bạn câu trả lời qua những phân tích dưới góc độ lịch sử và tâm lý nhà đầu tư.

Nhìn lại nửa đầu năm 2024

Nửa đầu năm 2024 đã khắc họa bức tranh thị trường đầy khởi sắc. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq liên tục chạm đỉnh mới, bất chấp đà giảm của một số cổ phiếu trong S&P 500. Ngành công nghệ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ vượt bậc trong trí tuệ nhân tạo, đóng vai trò dẫn dắt đà tăng trưởng chung. Tuy nhiên, nhiều thách thức vẫn còn tiềm ẩn khi thị trường bước sang giai đoạn nửa sau năm nay.

Tính đến thời điểm giữa năm 2024, S&P 500 đã tăng gần 15% so với đầu năm, trong khi Nasdaq Composite và Nasdaq 100 lần lượt tăng 18% và 17%. Hiệu suất ấn tượng này chủ yếu nhờ vào sự bùng nổ của lĩnh vực công nghệ, được thúc đẩy bởi xu hướng ứng dụng AI ngày càng rộng rãi.

Tuy nhiên, đà tăng trưởng không đồng đều trên tất cả các ngành. Khoảng 38% cổ phiếu trong S&P 500 ghi nhận kết quả tiêu cực trong nửa đầu năm. Một ví dụ điển hình là Walgreens Boots Alliance Inc (NASDAQ: WBA), giá cổ phiếu của công ty này lao dốc mạnh sau khi công bố kết quả kinh doanh quý đáng thất vọng.

  • Nhóm ngành dẫn đầu
    • Công nghệ (NYSE: XLK): +18%
    • Dịch vụ truyền thông (NYSE: XLC): +17,8%
    • Năng lượng (NYSE: XLE): +8%
  • Cổ phiếu tăng mạnh
    • Super Micro Computer (NASDAQ: SMCI): 187%
    • Nvidia (NASDAQ: NVDA): 150%
    • Vistra Energy Corp (NYSE: VST): 123%
  • Cổ phiếu giảm mạnh
    • Walgreens Boots Alliance: -52,1%
    • Lululemon Athletica (NASDAQ: LULU): -39,7%
    • Intel (NASDAQ: INTC): -38,7%

Hai chất xúc tác chính đang thúc đẩy thị trường chứng khoán hiện nay có lẽ chính là kỳ vọng vào hai lần cắt giảm lãi suất trong năm nay mặc cho Fed chỉ dự báo một lần và lợi nhuận doanh nghiệp liên tục vượt qua dự báo thị trường.

Vậy, liệu thị trường chứng khoán có tiếp tục tăng trưởng?

Dựa trên 4 xu hướng và mô hình lịch sử sau đây, khả năng cao thị trường sẽ tiếp tục bứt phá trong nửa sau năm 2024.

1. "Câu chuyện tháng 7"

S&P 500 đã liên tục tăng điểm trong tháng 7 suốt 9 năm qua, mặc dù đây không phải là kỷ lục; chỉ số này đã tăng 11 năm liên tiếp từ năm 1949 đến năm 1959. Trong năm 2024, cả S&P 500 và Nasdaq đều đạt mức cao nhất mọi thời đại, lần lượt là 31 và 20 lần.

Mặc dù sức mạnh hiện tại của thị trường là đáng chú ý nhưng điều quan trọng cần nhớ, điều chỉnh giảm là một phần bình thường của chu kỳ thị trường. Kể từ năm 1958, S&P 500 đã trải qua 51 lần điều chỉnh giảm trên 10%. Trung bình, rất khó để trải qua hơn một năm mà không có đợt điều chỉnh với mức độ nhất định.

2.  "Chuỗi 12 ngày" cuối tháng 6 và đầu tháng 7

Theo lịch sử, trong ba ngày giao dịch cuối cùng của tháng 6 và chín ngày giao dịch đầu tiên của tháng 7, Nasdaq thường có xu hướng tăng điểm. Chuỗi 12 ngày này đã diễn ra suốt 30 trong số 39 năm qua, với mức tăng trung bình là 2.5%. Năm nay, mô hình của Nasdaq bắt đầu vào ngày 26/06 và có thể kéo dài đến ngày 12/07.

3. Golden Crossover

Trong tám tháng qua, thị trường đã hai lần xuất hiện mô hình Golden Crossover - đây là một tín hiệu kỹ thuật tích cực, báo hiệu tiềm năng tăng giá. Golden Crossover xảy ra khi đường SMA ngắn cắt lên SMA dài (thường là SMA 50 và 200). Trong đó, lần lần đầu tiên diễn ra vào ngày 08/11, chỉ số Nasdaq tăng từ 13,660 điểm lên mức cao 16,538 điểm. Lần thứ hai được kích hoạt vào ngày 03/05 năm nay, và chỉ số này đã tăng từ 16,147 điểm lên mức cao 18,035 điểm.

Nasdaq

Biểu đồ ngày chỉ số Nasdaq Composite

4. Năm bầu cử

Theo lịch sử, chỉ số S&P 500 đã tăng gần như trong tất cả các năm bầu cử kể từ 1960, ngoại trừ năm 2000 (bong bóng dotcom vỡ) và năm 2008 (khủng hoảng tài chính toàn cầu). Trong ba năm bầu cử gần đây nhất (2012, 2016, 2020), S&P 500 đã tăng ít nhất 10%.

Điều đáng chú ý là trong bảy tháng cuối cùng của năm bầu cử, S&P 500 đã tăng tổng cộng 16 trên tổng số 18 lần trong 70 năm qua. Giữa bối cảnh năm bầu cử, tâm lý nhà đầu tư vẫn duy trì lạc quan, theo khảo sát của Hiệp hội Nhà đầu tư Cá nhân Mỹ (AAII). Cụ thể, tâm lý lạc quan (dự báo giá cổ phiếu sẽ tăng trong sáu tháng tới) đã tăng 0.1% lên 44.5% và vẫn cao hơn mức trung bình lịch sử là 37.5%. Ngược lại, tâm lý bi quan (dự báo giá cổ phiếu sẽ giảm trong sáu tháng tới) ở mức 28.3% và thấp hơn mức trung bình lịch sử là 31.0%.

Investing

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Giá vàng giữ vững xu hướng tăng trên $3,200 bất chấp khẩu vị rủi ro phục hồi
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Giá vàng giữ vững xu hướng tăng trên $3,200 bất chấp khẩu vị rủi ro phục hồi

Giá vàng lấy lại đà tăng tích cực khi sự bất ổn về thuế quan của Mỹ tiếp tục hỗ trợ các tài sản trú ẩn an toàn. Đặt cược vào việc Fed cắt giảm lãi suất mạnh mẽ vào năm 2025 tiếp tục khiến USD giảm giá và cũng có lợi cho cặp XAU/USD. Việc tạm hoãn thuế quan của Trump cải thiện tâm lý rủi ro toàn cầu.
Phân tích kỹ thuật AUD/JPY: Đà phục hồi bị chặn gần ngưỡng kháng cự quan trọng trong khi xu hướng giảm vẫn tiếp diễn

Phân tích kỹ thuật AUD/JPY: Đà phục hồi bị chặn gần ngưỡng kháng cự quan trọng trong khi xu hướng giảm vẫn tiếp diễn

Cặp AUD/JPY đã tăng nhẹ trong phiên giao dịch hôm thứ Sáu, hướng tới vùng 90.30. Bất chấp đà tăng giá trong ngày, bức tranh kỹ thuật về tổng thể vẫn tiêu cực, khi cặp tiền vẫn đang gặp khó khăn bên dưới một số mức kháng cự quan trọng và các đường trung bình động dài hạn.
Vàng tăng vọt lên mức cao kỷ lục khi chiến tranh thương mại bùng nổ, USD giảm xuống mức thấp nhất trong 35 tháng

Vàng tăng vọt lên mức cao kỷ lục khi chiến tranh thương mại bùng nổ, USD giảm xuống mức thấp nhất trong 35 tháng

Giá vàng tiếp tục tăng trong ngày thứ ba liên tiếp vào thứ Sáu, đạt mức cao kỷ lục mới tại 3.245 USD/oz. Mức tăng hơn 2% được ghi nhận trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang và tác động của nó đối với nền kinh tế toàn cầu.
AUD/USD đối mặt nguy cơ sụt giảm sâu khi lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu gia tăng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

AUD/USD đối mặt nguy cơ sụt giảm sâu khi lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu gia tăng

AUD/USD đang đứng trước triển vọng suy yếu giữa làn sóng lo ngại ngày càng tăng về suy thoái kinh tế toàn cầu. AUD chịu sức ép đáng kể sau quyết định của Tổng thống Trump về việc duy trì mức thuế suất 25% đối với xuất khẩu nhôm và thép của Úc. USD tăng giá khi nhà đầu tư tiếp nhận dữ liệu Chỉ số PPI thấp hơn dự báo được công bố vào thứ Năm.
NZD/USD đang ở giai đoạn tích lũy, hướng tới kiểm định đường EMA 9 ngày quanh 0.5700
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

NZD/USD đang ở giai đoạn tích lũy, hướng tới kiểm định đường EMA 9 ngày quanh 0.5700

NZD/USD có khả năng kiểm tra đường biên trên của kênh giá hình chữ nhật tại 0.5780, sau đó có thể tiếp cận đỉnh trong ba tháng qua tại 0.5794. Mô hình hình chữ nhật này đang cho tín hiệu giảm, gợi ý rằng sau giai đoạn đi ngang tích lũy, tỷ giá có thể sẽ sụt giảm sâu hơn. Cặp tiền này đang được hỗ trợ bởi đường EMA 9 ngày ở mức 0.5705, gần với EMA 50 ngày quanh 0.5699.
GBP/USD "giậm chân tại chỗ" quanh 1.2950 dưới áp lực thuế quan từ Nhà Trắng
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

GBP/USD "giậm chân tại chỗ" quanh 1.2950 dưới áp lực thuế quan từ Nhà Trắng

GBP/USD đi ngang quanh mức 1.2950 trong bối cảnh nhà đầu tư đang cân nhắc tác động từ chính sách thuế quan mới của Tổng thống Trump. Trong khi đó, báo cáo cho CPI tại Mỹ giảm mạnh hơn dự báo trong tháng 2, và thị trường đang chờ đợi số liệu PPI sắp công bố. Ngân hàng Trung ương Anh nhiều khả năng sẽ duy trì lãi suất hiện tại trong cuộc họp tuần sau.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ