Quan chức Nhật Bản tiếp tục giữ bí mật về khả năng can thiệp thị trường ngoại hối

Quan chức Nhật Bản tiếp tục giữ bí mật về khả năng can thiệp thị trường ngoại hối

Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

09:23 12/07/2024

Quan chức Nhật Bản tiếp tục khiến thị trường phải “đoán già đoán non” về việc liệu Tokyo có can thiệp vào thị trường ngoại hối để hỗ trợ đồng Yên hay không, đồng thời phủ nhận tin tức cho rằng một quan chức chính phủ đã xác nhận sự can thiệp.

"Chúng tôi hoàn toàn không đưa ra bất kỳ câu trả lời nào về việc có can thiệp hay không," ông Masato Kanda, Thứ trưởng Bộ Tài chính phụ trách các vấn đề quốc tế, phát biểu vào sáng thứ Sáu sau khi báo cáo được công bố.

Biểu đồ cho thấy có thể đã xảy ra lần can thiệp thứ 3 vào JPY

Vào tối hôm qua, USD/JPY đã giảm từ khoảng 161.58 xuống 157.44 chỉ trong hơn nửa giờ sau khi chỉ số CPI Mỹ được công bố thấp hơn dự kiến, dấy lên đồn đoán rằng Tokyo đã tận dụng dữ liệu này để can thiệp vào thị trường. Hiện tại, USDJPY đang dao động ở quanh mức 158.65.

Báo Mainichi đưa tin rằng chính phủ Nhật đã can thiệp vào thị trường tiền tệ. Các chuyên gia thị trường đã lưu ý đến khả năng Nhật Bản can thiệp vào thị trường ngoại hối nếu đồng Yên giảm mạnh do lạm phát Mỹ tăng cao hơn dự kiến. Tuy nhiên, họ cũng không ngờ được rằng Nhật Bản lại can thiệp sau khi có dữ liệu kinh tế yếu từ Mỹ.

Bộ Tài chính Nhật Bản sẽ công bố báo cáo hàng tháng về các hoạt động can thiệp tiền tệ vào ngày 31/7. Đây cũng là ngày ông Kanda sẽ rời nhiệm sở. Người kế nhiệm ông là ông Atsushi Mimura, hiện đang giữ chức Tổng giám đốc Cục Quốc tế thuộc Bộ Tài chính. Cũng trong ngày hôm đó, BoJ sẽ kết thúc cuộc họp chính sách tiền tệ mới nhất. Một số nhà kinh tế kỳ vọng NHTW này sẽ tăng lãi suất đồng thời công bố chi tiết kế hoạch cắt giảm mua TPCP.

Nhật Bản đã chi một số tiền kỷ lục 9.8 nghìn tỷ JPY (khoảng 62 tỷ USD) vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5 để hỗ trợ đồng Yên sau khi USD/JPY tăng lên mức cao nhất trong 34 năm. Số tiền này vượt qua tổng số tiền Nhật Bản đã sử dụng trong năm 2022 để bảo vệ giá trị đồng tiền nước này.

Sau khi đồng Yên tăng mạnh vào tháng 10/2023, ông Kanda cũng đã từ chối xác nhận liệu Nhật Bản có can thiệp hay không. Sự biến động mạnh trên thị trường hóa ra là kết quả của thị trường căng thẳng và các giao dịch tự động. Kết quả này vẫn khiến các nhà đầu cơ phải đề phòng.

Ông Kanda cũng rất thận trọng khi đưa ra những bình luận để tránh đưa ra gợi ý cho các nhà giao dịch về thời điểm Tokyo sẽ hành động.

Tuy nhiên, động thái mới nhất, nếu thực sự là can thiệp, sẽ đánh dấu một bước tiến mới mới trong việc tận dụng xu hướng tăng giá để hành động. Mặc dù cách làm này có thể giúp Tokyo tiết kiệm chi phí, những cũng tồn tại nhiều rủi ro. Nhật Bản có thể phải đối mặt với sự chỉ trích từ các nước lớn khác, đặc biệt là Mỹ.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã nhiều lần khẳng định can thiệp tiền tệ nên là công cụ hiếm khi được sử dụng và các quan chức cần cảnh báo trước khi sử dụng. Bà nói rằng các nước G7 đã đồng ý không điều chỉnh tỷ giá hối đoái trừ khi họ đang kiềm chế biến động cực đoan.

Ông Kanda cũng đã đề cập đến những tác động của việc JPY mất giá trong dài hạn. Giá nhập khẩu của Nhật Bản gần đây đã tăng khoảng 9.5%, trong đó 9.2% là do sự yếu kém của đồng Yên.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

IMF cảnh báo thương chiến sẽ làm suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

IMF cảnh báo thương chiến sẽ làm suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Niềm tin kinh tế toàn cầu đang lao dốc, thị trường tài chính biến động mạnh khi căng thẳng thương mại do Mỹ khơi mào khiến triển vọng tăng trưởng toàn cầu trở nên u ám. Cảnh báo này được đưa ra trong một báo cáo của Financial Times phối hợp với Viện Brookings, ngay trước thềm các cuộc họp mùa xuân của IMF và Ngân hàng Thế giới tại Washington trong tuần này.
Chứng khoán và đồng đô la trượt giá sau các chỉ trích của Trump nhắm vào Fed
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chứng khoán và đồng đô la trượt giá sau các chỉ trích của Trump nhắm vào Fed

Chứng khoán châu Á và tương lai chứng khoán Mỹ trượt giá vào thứ Hai trong khi đồng đô la giảm mạnh, do lo ngại về thuế quan và những lời chỉ trích công khai của Tổng thống Donald Trump nhắm tới Cục Dự trữ Liên bang (Fed). Việc này đã ảnh hưởng đến tâm lý, đẩy giá vàng lên một mức cao mới.
Giá dầu sụt giảm giữa lo ngại chiến tranh thương mại và tiến triển cuộc đàm phán hạt nhân Iran
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Giá dầu sụt giảm giữa lo ngại chiến tranh thương mại và tiến triển cuộc đàm phán hạt nhân Iran

Thị trường dầu mỏ toàn cầu đang chứng kiến sự sụt giảm đáng kể khi giới đầu tư bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về tác động tiềm tàng của cuộc chiến thương mại do Hoa Kỳ khởi xướng đối với nhu cầu năng lượng thế giới. Diễn biến này diễn ra song song với tiến trình đàm phán giữa Washington và Tehran về chương trình hạt nhân của Cộng hòa Hồi giáo Iran.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ