Quyết định cắt giảm lãi suất sắp tới không nên làm lu mờ tầm nhìn chiến lược của Fed

Quyết định cắt giảm lãi suất sắp tới không nên làm lu mờ tầm nhìn chiến lược của Fed

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

14:29 19/08/2024

Trong khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang cân nhắc về lộ trình nới lỏng chính sách  sắp tới, họ còn phải đối mặt với một nhiệm vụ quan trọng khác có khả năng tác động mạnh đến thị trường: đánh giá chiến lược tiếp theo.

Kết quả đánh giá chiến lược gần đây nhất của Fed, được công bố trong thời kỳ đại dịch vào tháng 8 năm 2020, được đưa ra không đúng thời điểm. Việc điều chỉnh định nghĩa về mục tiêu lạm phát và việc làm có thể đã góp phần khiến ngân hàng phản ứng chậm chạp với giá cả tăng. Những lựa chọn của Fed - đã định hình hậu quả đối với kinh tế và thị trường tài chính - vẫn còn đang dư âm đến ngày nay.

Kết luận từ đợt đánh giá tiếp theo này có thể sẽ được công bố sau khoảng một năm nữa. Với khả năng tác động đến nhà đầu tư, chúng ta nên chú ý đến các cuộc thảo luận trong suốt quá trình, bao gồm cả tín hiệu từ hội nghị ngân hàng trung ương tuần này tại Jackson Hole ở Wyoming. Ngoài những bài học phải rút ra từ đợt đánh giá trước, sau đây là một số lĩnh vực đáng để Fed cân nhắc.

Kể từ đợt đánh giá năm 2020, các ngân hàng trung ương tại Hoa Kỳ, Châu Âu và Châu Á đã liên tục bị thách thức bởi dòng vốn lớn, đột ngột khiến các nhiệm vụ ổn định tài chính gặp nhiều rủi ro. Đối với Fed, trường hợp đáng chú ý nhất là vào năm 2023 khi Ngân hàng Silicon Valley sụp đổ. Phối hợp với các cơ quan khác của Hoa Kỳ, Fed đã hạn chế sự ảnh hưởng bị lấy lan thông qua các biện pháp bao gồm chương trình BTFP nhằm cung cấp các khoản vay cho ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Các quan chức cũng đã xem xét và điều chỉnh các quy trình giám sát ngân hàng để xác định và giải quyết các lỗ hổng nhanh hơn trong tương lai.

Ngay cả với những thay đổi này, Fed phải thừa nhận rằng các đợt rút vốn đột ngột có thể xảy ra một lần nữa, được hỗ trợ bởi công nghệ. Một cuộc khảo sát của Hiệp hội Ngân hàng Hoa Kỳ cho thấy từ năm 2017 đến năm 2021, các hộ gia đình sử dụng thiết bị di động như một lựa chọn ngân hàng hàng đầu đã tăng từ 15.1 lên 43.5%. Ngân hàng trung ương không có thời gian để phản ứng, họ cần có đủ các công cụ và quy trình sẵn sàng trước.

Ngoài tốc độ, còn có một câu hỏi xoay quanh phạm vi nhiệm vụ của Fed - những đối tượng tham gia thị trường nào cần được giám sát để đảm bảo sự ổn định tài chính. Một điểm bắt đầu rõ ràng là các tổ chức tài chính phi ngân hàng, hay "ngân hàng ngầm", hiện đang nắm giữ khoảng một nửa tài sản của thế giới và có mối liên hệ sâu sắc với các ngân hàng truyền thống.

Tin tốt là Fed đã tiến hành nghiên cứu về các "ngân hàng ngầm". Tất nhiên, việc thống nhất những gì nên và không nên nằm trong phạm vi quản lý và giám sát của Fed không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Nhưng như một phần của quá trình đánh giá này, Fed ít nhất nên cân nhắc xem chiến lược của mình có phù hợp với bối cảnh kinh tế vĩ mô và thị trường phát sinh từ sự phát triển của các tổ chức tài chính phi ngân hàng hay không.

Một câu hỏi khác về phạm vi liên quan đến khí hậu. Các lãnh đạo của Fed đã tuyên bố rằng ngân hàng trung ương không phải là tổ chức phù hợp để nhắm mục tiêu vào khí hậu, đặc biệt là như một mục tiêu chính sách rõ ràng. Điều đó nói rằng, số lượng ngày càng tăng của các sự kiện thời tiết cực đoan đang gây ra thiệt hại hàng tỷ USD mỗi năm. Và có nhiều tác động kinh tế lâu dài hơn. Fed hiểu điều này, và vào tháng 5 đã công bố kết quả của một phân tích kịch bản khí hậu được thực hiện với sáu ngân hàng lớn của Mỹ vào năm ngoái. Các quan chức nên cân nhắc kỳ hơn để đảm bảo rằng chính sách kết hợp thích hợp với hậu quả của biến đổi khí hậu, chẳng hạn như lạm phát bảo hiểm nhà tăng cao.

Cuộc đánh giá cũng nên xem xét các tài sản kỹ thuật số và mối liên kết ngày càng tăng của chúng với tài chính truyền thống - cả từ góc độ ổn định tài chính và tác động đến tài sản của hộ gia đình. Trong cuộc đánh giá cuối cùng của Fed, các quỹ ETF Bitcoin spot chưa tồn tại ở Mỹ và sự sụp đổ của sàn giao dịch tiền điện tử FTX chưa xảy ra. Fed hiện nay nhận được thông tin tốt hơn để nghiên cứu cách hệ sinh thái tài sản kỹ thuật số có thể ảnh hưởng đến nhiệm vụ của mình.

Với quá nhiều thứ mà các nhà hoạch định chính sách của ngân hàng trung ương phải giải quyết, các câu hỏi được đặt ra xung quanh một chủ đề khác: truyền thông. Mặc dù có rất nhiều cuộc tranh luận về tính hữu ích của biểu đồ dot plot của các dự báo kinh tế, nhưng có một vấn đề không nên bỏ qua: bao nhiêu quan chức Fed hiện tại và trước đây công bố và phát biểu.

Lượng công việc được công bố hiện nay, giữa các ngân hàng khu vực và hội đồng quản trị, đã trở nên quá lớn đến mức cần đến trí tuệ nhân tạo để tóm tắt tất cả. Tương tự như vậy, nhà đầu tư phải vật lộn với các bài phát biểu và sự xuất hiện trên phương tiện truyền thông của 12 chủ tịch ngân hàng khu vực, bảy thành viên hội đồng thống đốc và cựu thành viên. Với nguồn lực hạn chế của Fed, cần cân nhắc xem liệu ít nghiên cứu và truyền thông có mục tiêu hơn có thể cung cấp thông tin rõ ràng hơn không.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Vị thế của đồng USD: Sức mạnh không đồng nghĩa với bất biến
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Vị thế của đồng USD: Sức mạnh không đồng nghĩa với bất biến

Sự thống trị toàn cầu của đồng USD chưa bao giờ là điều được đảm bảo vĩnh viễn. Trong Our Dollar, Your Problem, Kenneth Rogoff cảnh báo rằng những rủi ro nội tại như thâm hụt ngân sách, bất ổn chính trị và can thiệp vào chính sách tiền tệ có thể âm thầm bào mòn niềm tin vào đồng bạc xanh. Nếu mất niềm tin, quyền lực tiền tệ của Mỹ sẽ suy giảm không ồn ào nhưng đầy hệ lụy.
Nvidia và hồi chuông cảnh tỉnh về hậu quả từ cuộc chiến thuế quan của Trump
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nvidia và hồi chuông cảnh tỉnh về hậu quả từ cuộc chiến thuế quan của Trump

Nvidia đối mặt nguy cơ mất 5.5 tỷ USD vì lệnh hạn chế xuất khẩu chip sang Trung Quốc, phản ánh hậu quả từ chính sách thương mại thiếu chuẩn bị của Mỹ. Trong khi Trung Quốc đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho xung đột, Mỹ vẫn tỏ ra bị động trước những rủi ro trong chuỗi cung ứng công nghệ. Bài học từ Nvidia cho thấy Mỹ có thể đang bước vào cuộc chiến công nghệ trong thế yếu.
Deutsche Bank cảnh báo làn sóng dịch chuyển khỏi tài sản Mỹ của giới đầu tư Trung Quốc
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Deutsche Bank cảnh báo làn sóng dịch chuyển khỏi tài sản Mỹ của giới đầu tư Trung Quốc

Trong bối cảnh chiến lược thuế quan cứng rắn của Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gây ra những cơn địa chấn trên thị trường toàn cầu, giới đầu tư Trung Quốc – lực lượng vốn giữ vai trò không nhỏ trong hệ sinh thái tài chính quốc tế – đang bắt đầu “xoay trục” khỏi trái phiếu chính phủ Mỹ, chuyển hướng sang các tài sản châu Âu và vàng để tìm kiếm sự an toàn và ổn định.
Cơn sốt AI bắt đầu hạ nhiệt: Doanh nghiệp cắt giảm chi tiêu, thị trường thận trọng
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Cơn sốt AI bắt đầu hạ nhiệt: Doanh nghiệp cắt giảm chi tiêu, thị trường thận trọng

Gần đây, nhóm cổ phiếu công nghệ lớn – thường gọi là “Magnificent 7” – đã giảm giá mạnh, mất khoảng 22% giá trị. Cổ phiếu của các công ty sản xuất chip cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, phần lớn sự biến động này dường như đến từ tâm lý thị trường hơn là sự suy yếu của câu chuyện xoay quanh trí tuệ nhân tạo (AI).
Nhật Bản phủ nhận thao túng tiền tệ khi căng thẳng thương mại Mỹ - Nhật leo thang
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Nhật Bản phủ nhận thao túng tiền tệ khi căng thẳng thương mại Mỹ - Nhật leo thang

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Nhật đang ngày càng nóng lên với những cuộc đàm phán song phương vừa chính thức khởi động, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Katsunobu Kato ngày 18/4 đã lên tiếng bác bỏ hoàn toàn cáo buộc của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng Tokyo cố tình làm suy yếu đồng yên nhằm hỗ trợ xuất khẩu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ