Sự sụp đổ của Chính phủ Truss để lại 'vết sẹo' sâu sắc cho kinh tế Anh

Sự sụp đổ của Chính phủ Truss để lại 'vết sẹo' sâu sắc cho kinh tế Anh

Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

08:07 01/10/2024

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang có cái nhìn bi quan nhất về nền kinh tế Anh kể từ cuối năm 2022, thời điểm đất nước vẫn đang chao đảo sau những tác động từ nhiệm kỳ ngắn ngủi của Thủ tướng Liz Truss.

Theo khảo sát mới nhất của Viện Giám đốc (IoD), niềm tin vào nền kinh tế Anh của các lãnh đạo doanh nghiệp đang ở mức thấp nhất kể từ cuối năm 2022. Nguyên nhân chính được cho là do lo ngại về khả năng tăng thuế và các quy định mới về lao động sắp được chính phủ Công đảng ban hành.

Chỉ số niềm tin kinh tế của IoD đã giảm mạnh xuống mức âm 38% trong tháng 9, một sự sụt giảm đáng kể so với tháng 7 - thời điểm các nhà lãnh đạo còn lạc quan sau chiến thắng của Công đảng trong cuộc tổng tuyển cử.

Cuộc khảo sát với 661 người tham gia cũng cho thấy quyết định đầu tư của doanh nghiệp giảm xuống gần mức đáy trong bốn năm. Anna Leach, chuyên gia kinh tế trưởng của IoD, cho rằng Công đảng có thể xoa dịu tâm lý thị trường bằng cách làm rõ kế hoạch kinh tế của họ trong thời gian tới. Mọi ánh mắt đang đổ dồn vào bài phát biểu ngân sách của Bộ trưởng Tài chính Rachel Reeves vào ngày 30/10, đặc biệt là cách bà sẽ xử lý khoản thâm hụt ngân sách lên tới 22 tỷ bảng (tương đương 29 tỷ USD).

Tình hình kinh tế Anh hiện tại không mấy lạc quan khi tăng trưởng GDP quý II chỉ đạt 0.5%, thấp hơn dự báo ban đầu. Sản lượng cũng đã đình trệ trong 3 tháng gần đây. Các chuyên gia kinh tế kỳ vọng tốc độ tăng trưởng trong thời gian tới sẽ đạt khoảng 0.3% mỗi quý.

Tuy nhiên, vẫn có một số tín hiệu tích cực. OECD vừa nâng dự báo tăng trưởng cho Anh trong 2 năm tới, cao nhất trong số các nước G7. Thị trường bất động sản cũng đang có dấu hiệu hồi phục với số lượng các khoản vay thế chấp được phê duyệt tăng lên đáng kể.

Lãi suất

BoE vẫn đang thận trọng trong việc nới lỏng chiến sách tiền tệ. Mặc dù đã cắt giảm lãi suất vào tháng 8 - lần đầu tiên sau 4 năm, nhưng NHTW đã quyết định giữ nguyên lãi suất trong tháng 9. Thị trường đang kỳ vọng sẽ có một đợt cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào cuối năm 2024, trước khi có thêm nhiều đợt cắt giảm lãi suất vào đầu năm sau.

Theo Hiệp hội Bán lẻ Anh (BRC), chỉ số giảm phát giá bán lẻ hàng năm trong tháng 9 đã giảm 0.6% so với cùng kỳ năm trước.

Giá thực phẩm vẫn tăng 2.3%, nhưng giá hàng hóa giảm 2.1%, đặc biệt là đồ nội thất và quần áo.

Ngành dịch vụ ăn uống, giải trí cũng ghi nhận mức tăng giá đầu vào thấp hơn trong tháng 8, theo khảo sát của công ty dữ liệu CGA by NIQ.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Ông Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng không chừa một quốc gia nào, khu vực Châu Á và Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Ông Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng không chừa một quốc gia nào, khu vực Châu Á và Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề

Tổng thống Donald Trump vừa 'tung đòn' phản bác vào hệ thống thương mại toàn cầu mà ông từ lâu cho là bất công—một loạt thuế quan đánh thẳng vào các đối tác thương mại của Mỹ trên khắp thế giới, đẩy châu Á và châu Âu vào thế khó hơn bao giờ hết.
RBA tăng lãi suất OMO nhằm nâng cao thanh khoản hệ thống
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

RBA tăng lãi suất OMO nhằm nâng cao thanh khoản hệ thống

Ngân hàng Trung ương Úc (RBA) sẽ tăng lãi suất các hoạt động trên thị trường mở và bổ sung lượng hợp đồng repo kỳ hạn 7 ngày trong các phiên đấu giá hàng tuần. Đây là một phần trong quá trình chuyển đổi sang hệ thống “dự trữ dồi dào” nhằm quản lý thanh khoản hiệu quả hơn, một quan chức cấp cao cho biết hôm thứ Tư.
Trung Quốc đối mặt với làn sóng tranh chấp thương mại vì xuất khẩu dư thừa
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trung Quốc đối mặt với làn sóng tranh chấp thương mại vì xuất khẩu dư thừa

Trung Quốc đang đối mặt với số lượng tranh chấp thương mại kỷ lục tại WTO khi xuất khẩu dư thừa tràn ngập thị trường toàn cầu, gây phản ứng mạnh từ các đối tác thương mại. Với thặng dư thương mại gần 1 nghìn tỷ USD trong năm 2024, Bắc Kinh tiếp tục dựa vào xuất khẩu để bù đắp nhu cầu trong nước suy yếu. Tuy nhiên, chính sách này không chỉ làm gia tăng áp lực thuế quan từ Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump mà còn khiến nhiều nước, bao gồm cả các nền kinh tế mới nổi, đẩy mạnh điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa Trung Quốc.
Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc bắt tay thúc đẩy tự do thương mại trước làn sóng thuế quan Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc bắt tay thúc đẩy tự do thương mại trước làn sóng thuế quan Mỹ

Các bộ trưởng thương mại của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã cùng kêu gọi duy trì dòng chảy hàng hóa tự do, công bằng và cam kết tăng cường quan hệ kinh tế. Cuộc họp diễn ra chỉ vài ngày trước khi Mỹ chuẩn bị áp thuế mới đối với nhiều quốc gia.
Thuế quan đáp trả của Tổng thống Trump sẽ giáng đòn mạnh vào xuất khẩu Châu Á
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Thuế quan đáp trả của Tổng thống Trump sẽ giáng đòn mạnh vào xuất khẩu Châu Á

Các nhà lãnh đạo châu Á đang phải đối mặt với những quyết định khó khăn khi Tổng thống Donald Trump áp thuế đối với hàng nhập khẩu. Điều này gây ra thách thức lớn cho các nền kinh tế trong khu vực, vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu sang Mỹ và hưởng lợi từ thương mại tự do.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ