Triển vọng chứng khoán toàn cầu ảm đạm, các nhà đầu tư bán tháo tài sản rủi ro do lo ngại suy thoái xảy ra khi các NHTW trên thế giới tập trung tăng mạnh lãi suất.
Các chỉ số chứng khoán tại châu Á chịu áp lực và đồng euro trượt dốc đầu ngày thứ Hai, khi cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng ở châu Âu làm tăng thêm lo ngại về nền kinh tế toàn cầu vốn đang đối mặt với lạm phát cao và làn sóng thắt chặt tiền tệ.
Chứng khoán Mỹ phục hồi qua đêm, thị trường ngưng bán tháo chờ đợi báo cáo bảng lương NFPs. S&P 500 kiểm tra hỗ trợ quan trọng tại 3,915 (Fib thoái lui 23.6%).
Chứng khoán Châu Á giữ vững hỗ trợ đầu ngày thứ Sáu, trong khi chỉ số sức mạnh USD dao động gần mức cao kỷ lục trước thời điểm báo cáo non-farm có thể khuấy động kỳ vọng về một đợt tăng lãi suất mạnh khác của Fed.
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ đi ngang đầu ngày thứ Năm khi các nhà đầu tư chờ đợi báo cáo non-farm tháng 8 cung cấp thêm thông tin về tình trạng của nền kinh tế.
Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ suy yếu sau bài phát biểu của Chủ tịch Powell tại Jackson Hole vào thứ Sáu tuần trước. Đà tăng trên thị trường chứng khoán Mỹ từ đáy trong tháng 6 được thúc đẩy bởi đồn đoán rằng Fed có thể sẽ thay đổi định hướng chính sách. Tuy nhiên, bình luận của ông Powell cho thấy ưu tiên của Fed vẫn là giải quyết lạm phát.
Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ và chứng khoán châu Á giảm đầu ngày thứ Năm, khi giọng điệu diều hâu từ các ngân hàng trung ương vang dội trên khắp các thị trường, hỗ trợ đồng đô la và đẩy lợi suất trái phiếu chính phủ tăng.
Sự thắt chặt mạnh mẽ của các ngân hàng trung ương và cuộc khủng hoảng năng lượng đã làm sức nóng của thị trường mùa hè nhanh chóng suy yếu. Một số quy luật trong thị trường tháng 8 đã phản ánh toàn bộ năm 2022.