Lợi suất thực tăng mạnh làm dấy lên lo ngại về đà suy yếu của các tài sản rủi ro

Lợi suất thực tăng mạnh làm dấy lên lo ngại về đà suy yếu của các tài sản rủi ro

Lê Nhật Thanh

Lê Nhật Thanh

Junior Analyst

17:28 07/09/2022

Mối đe dọa từ lợi suất thực lên tài sản rủi ro đang ngày càng gia tăng.

Lợi suất thực tăng mạnh làm dấy lên lo ngại về đà suy yếu của các tài sản rủi ro
Lợi suất thực tăng mạnh làm dấy lên lo ngại về đà suy yếu của các tài sản rủi ro

Mối đe dọa từ lợi suất thực lên tài sản rủi ro đang ngày càng gia tăng.

Lợi suất điều chỉnh theo lạm phát kỳ hạn 10 năm của Mỹ - được nhiều người coi là thước đo thực sự của chi phí đi vay - đóng cửa ở mức cao nhất kể từ đầu năm 2019 vào thứ Ba. Hiện con số đang giao dịch quanh mức 0.86% và việc tiến lên mức 1% có vẻ là không thể tránh khỏi - hãy nhớ rằng lợi suất này còn ở mức âm 1% vào tháng 3.

Các chiến lược gia tại Goldman Sachs nói rằng chúng ta đang tiến gần hơn đến các mức mà nền kinh tế có thể bị kìm hãm một cách rõ rệt. Các tài sản rủi ro đang chịu áp lực, nhưng có một cảm giác rằng đà suy yếu của chúng vẫn sẽ tiếp diễn. Lần cuối cùng lợi suất thực tăng vọt là vào tháng 6, định giá cổ phiếu Mỹ đã giảm xuống quanh mức gấp 15 lần so với lợi nhuận - chúng đã ở mức 16.5 lần hôm thứ Ba.

Lợi suất thực gia tăng gây áp lực lên cổ phiếu do lợi nhuận doanh nghiệp trong tương lai sẽ bị chiết khấu bởi mức lãi suất cao hơn. Đây là vấn đề nghiêm trọng đối với các cổ phiếu công nghệ, do phần lớn lợi nhuận kỳ vọng tập trung ở dài hạn.

Cú tăng mạnh mới nhất của lợi suất thực có vẻ như vẫn chưa được phản ánh hoàn toàn lên thị trường chứng khoán.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Từ tiết giảm lương đến bùng nổ đầu tư: Sự chuyển mình của tư duy kinh tế EU
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Từ tiết giảm lương đến bùng nổ đầu tư: Sự chuyển mình của tư duy kinh tế EU

Sau nhiều năm theo đuổi chính sách “thắt lưng buộc bụng” và tập trung vào việc cắt giảm lương để tăng khả năng cạnh tranh, châu Âu đang bước vào một kỷ nguyên kinh tế mới. Những nhân vật có tầm ảnh hưởng như Mario Draghi và Hội đồng Chuyên gia Kinh tế Đức (GCEE) đang cùng lên tiếng cho một tư duy khác: đầu tư mạnh mẽ, cải cách sâu rộng và từ bỏ những mô hình bảo vệ ngành công nghiệp lỗi thời. Sự đồng thuận mới này có thể là bước ngoặt lớn cho tương lai kinh tế của toàn khối EU.
Thị trường ngày mai: Liệu sẽ ổn định hay vẫn lo ngại về ngân sách và lợi suất?
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Thị trường ngày mai: Liệu sẽ ổn định hay vẫn lo ngại về ngân sách và lợi suất?

Lợi suất trái phiếu kho bạc tăng đột biến; 30 năm đạt đỉnh 5.09% do lo ngại thâm hụt liên quan đến các cuộc đàm phán dự luật ngân sách của Hoa Kỳ bị đình trệ. Thị trường ngày nay đang chờ đợi các yêu cầu trợ cấp thất nghiệp, PMI sơ bộ và bài phát biểu của Fed để tìm manh mối về xu hướng tăng trưởng và lạm phát. Bitcoin vượt ngưỡng 111,000 USD khi các nhà đầu tư tìm kiếm các giải pháp thay thế trong bối cảnh bất ổn do nợ nần gây ra đối với các tài sản truyền thống.
Dự luật thuế của đảng Cộng hòa phớt lờ hàng thập kỷ nghiên cứu kinh tế
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Dự luật thuế của đảng Cộng hòa phớt lờ hàng thập kỷ nghiên cứu kinh tế

Dự luật ngân sách mà đảng Cộng hòa hiện đang cố gắng thúc đẩy thông qua Hạ viện bao gồm những cắt giảm mạnh đối với hai chương trình lớn nhất giúp người Mỹ có thu nhập thấp: Medicaid và Supplemental Nutrition Assistance Program. Một phần lý do cho những cắt giảm này, ngoài việc tạo không gian cho việc cắt giảm thuế, dường như là việc sử dụng tiền công để giúp những người có thu nhập thấp là lãng phí và không hiệu quả.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ