Thuế quan của Mỹ nhằm bảo hộ ngành ô tô nội địa có thể vô tình làm chậm bước tiến của các hãng xe phương Tây, trong khi Trung Quốc – với những đột phá công nghệ từ BYD – đang tăng tốc để thống trị thị trường xe điện toàn cầu.
Hoa Kỳ đang thúc đẩy một thỏa thuận mới có tính toàn diện nhằm giành quyền kiểm soát các tài nguyên khoáng sản chiến lược và tài sản năng lượng của Ukraine, trong khi không cung cấp bất kỳ cam kết bảo đảm an ninh nào cho Kyiv, mở rộng đáng kể phạm vi yêu cầu so với các đề xuất trước đó.
Giá vàng tăng trong phiên giao dịch châu Á vào thứ Năm, được hỗ trợ bởi nhu cầu trú ẩn an toàn gia tăng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế 25% đối với tất cả các mặt hàng ô tô nhập khẩu, đánh dấu một bước leo thang trong chính sách thuế quan của ông.
Liên minh Châu Âu (EU) dự kiến Mỹ sẽ áp dụng mức thuế suất hai chữ số trên toàn khối khi Tổng thống Donald Trump công bố gói thuế quan đáp trả vào ngày 2/4.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố vào ngày hôm qua rằng Hoa Kỳ sẽ chính thức áp dụng mức thuế 25% đối với xe hơi sản xuất tại nước ngoài, đánh dấu một bước leo thang quan trọng trong cuộc chiến thương mại với các đồng minh của Mỹ. Biện pháp này sẽ có hiệu lực từ ngày 2/4, thời hạn mà chính Tổng thống đã ấn định để công bố loạt thuế đối ứng với các đối tác thương mại.
Trong nỗ lực định hình lại thương mại toàn cầu và kiểm soát lạm phát trong nước, Tổng thống Donald Trump đã cam kết thúc đẩy một kỷ nguyên thống trị của nhiên liệu hóa thạch Mỹ, đồng thời tìm cách kéo giảm giá dầu.
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump lập luận rằng việc áp thuế quan có đi có lại giữa Mỹ và các quốc gia khác có thể giúp tạo ra sân chơi công bằng hơn trong thương mại. Nhưng mức thuế quan nào mới thực sự là công bằng?
Trong bối cảnh thế giới ngày càng bất ổn, EU và Nhật Bản đứng trước thách thức lớn khi chiếc ô an ninh của Mỹ trở nên kém chắc chắn. Cả hai đều đối mặt với mối đe dọa từ Nga và Trung Quốc, trong khi sự trở lại của Donald Trump có thể làm lung lay các cam kết an ninh truyền thống. Để giảm thiểu rủi ro, EU và Nhật Bản đang tìm cách thắt chặt hợp tác chiến lược, từ quốc phòng đến thương mại. Liệu liên minh này có đủ mạnh để đối phó với một tương lai nhiều biến động?
Cựu Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Charlene Barshefsky cảnh báo rằng Trung Quốc đang tạo ra một thặng dư thương mại mà nền kinh tế thế giới không thể chấp nhận được. Bà nhấn mạnh rằng các hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những rào cản mới nếu không giải quyết được các nguyên nhân nội tại gây ra mất cân đối nền kinh tế.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy ngày 25/3 xác nhận rằng Mỹ đã đề xuất một thỏa thuận mới về khai thác khoáng sản quan trọng với Kyiv, vượt xa khuôn khổ thỏa thuận ban đầu được thống nhất hồi tháng trước.
Theo một cố vấn chính phủ, Trung Quốc nên đưa mức tiêu dùng lên gần bằng các nước phát triển trong thập niên tới, góp phần vào những đề xuất tái cân bằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chuyển dịch từ mô hình phụ thuộc đầu tư và xuất khẩu.