Thị trường lao động Nhật Bản có dấu hiệu thắt chặt hơn trong tháng 12, do thiếu nhân lực trên nhiều ngành khi các cuộc đàm phán tiền lương hàng năm với các công đoàn diễn ra.
Theo nhà quản lý quỹ phòng hộ Stephen Jen, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ chấm dứt chính sách tiền tệ siêu nới lỏng sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu hạ lãi suất, khiến đồng yên mạnh lên và lợi suất trái phiếu chính phủ tăng trong năm nay.
Morgan Stanley mới đây đã cắt giảm mục tiêu đối với các chỉ số chứng khoán chính của Trung Quốc, ngược lại, nâng dự báo đối với các chỉ số chứng khoán của Nhật Bản.
Trung Quốc cam kết cải thiện môi trường kinh doanh cho các công ty nước ngoài, chủ tịch tổ chức vận động hành lang kinh doanh quyền lực nhất Nhật Bản cho biết sau cuộc gặp với Thủ tướng Lý Cường. Đây là nỗ lực mới nhất của Bắc Kinh nhằm vực dậy tâm lý của thị trường.
Tổ chức Keidanren của Nhật Bản và các công đoàn đã bắt đầu các cuộc đàm phán lao động thường niên vào thứ Tư, giúp cho BoJ có thể thoát khỏi chính sách tiền tệ siêu nới lỏng kéo dài hàng thập kỷ.
Xuất khẩu Nhật Bản tăng mạnh trong tháng trước khi xuất khẩu sang Mỹ tăng ở mức hai con số và xuất khẩu sang Trung Quốc tăng lần đầu tiên sau 13 tháng.
Cổ phiếu Nhật Bản tăng lên mức cao mới trong 34 năm và đồng yên ổn định vào thứ Ba, trong khi chứng khoán Trung Quốc kéo dài sự sụt giảm sau một phiên giao dịch tàn khốc.
Lạm phát tiêu dùng của Nhật Bản giảm tốc đúng với kỳ vọng vào tháng 12, khiến BoJ có thêm lý do để chờ đợi sau cuộc họp hội đồng quản trị vào tuần tới trước khi chấm dứt chính sách lãi suất âm.
GBP/USD đã bắt đầu phục hồi trở lại sau dữ liệu lạm phát của Anh được công bố vào ngày hôm qua. Cùng với đó GBP/JPY đã tăng mạnh nhờ vào sự suy yếu của đồng Yên Nhật.
Dòng vốn đổ vào cổ phiếu Nhật Bản khiến chênh lệch giữa giá ETF và giá trị tài sản ròng của các quỹ tại Trung Quốc ngày càng lớn, làm tạm ngưng hoạt động giao dịch