Sự trở lại của Donald Trump trên chính trường Mỹ không chỉ làm rung chuyển hệ thống chính trị liên bang mà còn tái định hình quyền lực trong cả khu vực tư nhân và bộ máy tư pháp. Khi Trump gia tăng ảnh hưởng, câu hỏi cốt lõi đặt ra là liệu ông ta đang nắm trong tay một quyền lực tuyệt đối, miễn nhiễm với mọi cơ chế kiểm soát, hay thực tế vẫn bị kiềm tỏa bởi những ràng buộc của thể chế lập hiến và áp lực từ thị trường tài chính?
Thị trường chứng khoán Mỹ vừa trải qua cú giảm mạnh nhất kể từ tháng 12, phản ánh lo ngại ngày càng lớn về triển vọng kinh tế. Tăng trưởng chậm lại, tâm lý người tiêu dùng lao dốc, thị trường nhà đất suy yếu và áp lực từ thuế quan đang tạo ra bức tranh bất ổn.
Thuế quan đang tái định hình thương mại toàn cầu, đẩy chuỗi cung ứng vào một giai đoạn đầy biến động. Khi Mỹ và các nền kinh tế lớn siết chặt hàng rào thương mại, việc sản xuất và nguồn gốc nguyên liệu trở thành yếu tố then chốt, thay vì chỉ đơn thuần là kênh giao dịch. Áp lực tái cấu trúc chuỗi cung ứng không chỉ làm gia tăng chi phí mà còn đặt doanh nghiệp trước bài toán khó: chấp nhận giảm biên lợi nhuận hay đánh đổi doanh thu?
Chính quyền Trump đang đẩy mạnh các biện pháp cứng rắn nhằm vào Trung Quốc, bao gồm siết chặt đầu tư, áp thuế mới và gia tăng kiểm soát thương mại. Loạt động thái này không chỉ làm gia tăng căng thẳng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới mà còn đặt ra nguy cơ đối đầu sâu rộng hơn trong thời gian tới.
Mặc dù thị trường vẫn thể hiện khả năng phục hồi mạnh mẽ, Mark Wilson - Giám đốc Đối tác và Điều hành Goldman Sachs - nhận định rằng đây là tuần đầu tiên thị trường có những phản ứng rõ rệt trước tình trạng bất ổn chưa từng có về chính sách trong giai đoạn khởi đầu nhiệm kỳ mới của Tổng thống Trump.
Thị trường chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ sau khi phố Wall trải qua phiên giao dịch tồi tệ nhất năm 2025 do số liệu kinh tế Mỹ kém khả quan. Trong khi đó, đồng Euro tăng mạnh sau chiến thắng của đảng bảo thủ trong cuộc bầu cử quốc hội Đức.
Giá vàng giao dịch gần mức cao kỷ lục tuần trước khi dữ liệu kinh tế Mỹ kém khả quan và kỳ vọng lạm phát gia tăng làm tăng nhu cầu đối với tài sản trú ẩn an toàn.
Sự gia tăng bất ngờ của chỉ số lạm phát tiêu dùng trong tháng 1/2025 đã tạo ra làn sóng lo ngại trên thị trường tài chính Mỹ đầu tháng này. Tâm lý thị trường sẽ tiếp tục được kiểm nghiệm trong tuần tới khi Fed công bố chỉ số PCE.
Trong lĩnh vực tài chính và thương mại quốc tế, việc đề xuất những cải cách táo bạo luôn được khuyến khích nhằm tìm ra những giải pháp đột phá. Trong bối cảnh nước Mỹ đang theo đuổi khẩu hiệu "Make America Great Again", một đề xuất cải tổ thương mại hai bước đã được đưa ra với kỳ vọng tạo nên những tác động sâu rộng đến nền kinh tế.
Giới tài chính đang xem nhẹ nguy cơ của một cuộc đại chuyển dịch đột ngột trong trật tự tài chính toàn cầu dưới thời Tổng thống Donald Trump, với đồng USD là trung tâm điểm. Mặc dù số liệu lạm phát gần đây gây bất ngờ, đồng USD đã thoái lui khỏi đỉnh cao hậu bầu cử và chạm đáy hai tháng so với rổ tiền tệ chủ chốt vào đầu tuần này.