Các chỉ báo gần đây cho thấy hoạt động kinh tế tiếp tục mở rộng ở mức khiêm tốn. Tăng trưởng việc làm vẫn mạnh mẽ, với tỷ lệ thất nghiệp thấp. Lạm phát vẫn duy trì ở mức cao.
Cục Dự trữ Liên bang dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất vào thứ Tư 14/6, lần đầu tiên kể từ khi khởi động chiến dịch thắt chặt chính sách tiền tệ cứng rắn nhất trong lịch sử vào tháng 3/2022.
Lạm phát tại Mỹ tiếp tục hạ nhiệt, cho phép Fed tạm dừng tăng lãi suất trong cuộc họp tuần này. Đi sâu vào chi tiết cho thấy đây có thể là lần dừng hẳn.
Dữ liệu lạm phát tháng 5 sẽ cho thấy lạm phát giá tiêu dùng đang chậm lại. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu sự giảm tốc đó có đủ để thuyết phục các quan chức Cục Dự trữ Liên bang rằng họ có thể ngừng tăng lãi suất hay không.
Tuần này sẽ là một tuần quan trọng với thị trường, khi mọi con mắt đều đang đổ dồn vào dữ liệu CPI vào thứ Ba - chìa khóa cho động thái của Fed vào thứ Tư. Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng trung ương Nhật Bản cũng sẽ họp chính sách trong khi dữ liệu từ Trung Quốc có thể thúc đẩy kỳ vọng nới lỏng.
Một cuộc khảo sát của Bloomberg cho thấy nguy cơ suy thoái kinh tế của Úc đã tăng lên mức cao nhất kể từ đại dịch, với việc Ngân hàng Dự trữ Úc dự kiến sẽ tăng lãi suất một lần nữa để cố gắng kiểm soát lạm phát.
Ngân hàng Trung ương Canada đã tăng lãi suất cơ bản lên 4.75% vào tối hôm thứ Tư, mức cao nhất trong 22 năm, do lo ngại ngày càng lớn rằng lạm phát vẫn tiếp tục dai dẳng trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế vẫn rất mạnh.