Vàng (XAU/USD) đang tăng do rủi ro lạm phát mà Cục Dự trữ liên bang đã nhấn mạnh rõ ràng trong các bài phát biểu gần đây, thể hiện quan điểm chuyển từ thế phòng thủ sau tấn công ngay sau tháng 12. Tại Châu Á, giá vàng đã tăng từ mức thấp $1,780.88 lên mức cao 1,786.65 cho đến nay.
Biên chế phi nông nghiệp của Hoa Kỳ ghi nhận sự tăng trưởng yếu nhất trong năm nay, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh hơn dự báo xuống 4.2%, số liệu này đưa ra nhiều tín hiệu nhiễu đối với thị trường lao động, tuy nhiên có thể thúc đẩy Fed nhanh chóng giảm bớt các biện pháp kích thích.
Các chuyên gia y tế trên khắp thế giới đang lo lắng về Omicron, nhưng các nhà đầu tư thì không - ít nhất là qua mức tăng 2% của chứng khoán và sự phục hồi của đồng Dollar.
Trong khi ngay cả chủ tịch Fed, Jerome Powell trong phiên điều trần vào hôm 30/11 đã phải đưa ra quan điểm đánh giá lại yếu tố tạm thời của lạm phát (một điều cực hiếm thấy với nhà điều hành chính sách như Powell), thì trường hợp của Nhật Bản lại đang thu hút trí tò mò của các chuyên gia kinh tế khi lạm phát ở đây vẫn ở mức thấp.
Điều từng được cho là cực đoan giờ đây đã trở thành sáng suốt. Những ngân hàng trung ương sớm triển khai thắt chặt và tăng lãi suất có thể đã đúng. Trong khi ta chờ đợi xem chủng Omicron nguy hiểm ra sao, lạm phát thì đã rõ ràng là một mối nguy cho nền kinh tế.
Vàng đã giảm sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell cho biết các quan chức nên cân nhắc việc thu lại các chương trình hỗ trợ đại dịch với tốc độ nhanh hơn, có khả năng mở đường cho việc tăng lãi suất sớm hơn dự kiến.
Phe “lạm phát tạm thời” cuối cùng cũng đã nhận thua, sau khi chủ tịch Fed Jerome Powell - một người từ kiên quyết rằng lạm phát leo thang là kết quả của các yếu tố nhất thời - nói với Quốc hội Mỹ rằng đã đến lúc bỏ đi quan điểm đó.
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell tin rằng biến thể Omicron của Covid-19 và sự gia tăng gần đây của số ca nhiễm mới gây ra mối đe dọa cho nền kinh tế Hoa Kỳ và làm phức tạp bức tranh lạm phát.
Giới đầu tư trái phiếu đã có một tuần lễ Tạ ơn đầy xôn xao, bằng một lời cảnh tỉnh rằng không chỉ riêng mức độ diều hâu của Fed, mà cả dịch Covid vẫn có thể khuấy động thị trường toàn cầu. Nhưng một khi mọi thứ đã ổn định trở lại, trái phiếu sẽ được quyết định bởi cuộc đối đầu giữa Fed và lạm phát.
Tại cuộc họp hồi đầu tháng 11, các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã bày tỏ lo ngại về lạm phát và sẵn sàng tăng lãi suất nếu giá cả hàng hóa tiếp tục tăng.
Về lý thuyết, xu hướng tăng của lạm phát nhiều khả năng sẽ gây áp lực tăng lên lợi suất thực do các nhà đầu tư sẽ yêu cầu một mức đền bù tương xứng với mức tăng của lạm phát - điều đang không xảy ra lúc này