Theo kết quả khảo sát cá nhân công bố vào thứ Năm, hoạt động của ngành dịch vụ Nhật Bản đã tăng trưởng tháng thứ ba liên tiếp tính đến tháng 9 nhưng tốc độ tăng tháng này đã chậm lại và niềm tin của các doanh nghiệp giảm, từ đó cho thấy áp lực kinh tế đang gia tăng trong bối cảnh ngành sản xuất suy yếu.
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã suy giảm 5 tháng liên tiếp trong tháng 9. Điều này càng làm nổi bật nền kinh tế yếu kém, vốn đang nhận được một loạt các biện pháp kích thích từ Bắc Kinh.
Hoạt động kinh doanh của khu vực Eurozone đã giảm mạnh và bất ngờ trong tháng này, với ngành dịch vụ - chiếm tỷ trọng lớn - đình trệ trong khi đà suy giảm trong lĩnh vực sản xuất tiếp tục tăng. Đà suy thoái dường như lan rộng khắp khu vực, với Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu - chứng kiến sự suy giảm ngày lớn, trong khi Pháp - nền kinh tế lớn thứ hai của khu vực - trở lại trạng thái thu hẹp sau khi được thúc đẩy bởi Thế vận hội vào tháng 8.
Trong tháng 9, các doanh nghiệp tại Anh ghi nhận tốc độ tăng trưởng trong các hoạt động kinh tế và áp lực lạm phát đã chậm lại, củng cố triển vọng về tương lai "hạ cánh mềm" cho nền kinh tế Anh.
Theo thông tin từ ba nguồn tin thân cận, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris dự định đưa ra một loạt chính sách kinh tế mới trong tuần này, với mục đích hỗ trợ người dân Mỹ tích lũy tài sản và tạo động lực kinh tế thúc đẩy doanh nghiệp.
Tác động từ động thái cắt giảm lãi suất táo bạo và tín hiệu nới lỏng của Fed dường như vẫn đang lan tỏa trên thị trường tài chính toàn cầu. Điều này có thể giúp các tài sản rủi ro ở châu Á khởi đầu tuần mới một cách mạnh mẽ.