Mặc dù dự báo về số liệu tăng trưởng GDP là một bài toán khó, giới phân tích vẫn làm khá tốt việc này. Tuy nhiên, ở lần dự báo gần đây nhất những con số được công bố đã có sự chênh lệch lớn với số liệu thực thế: GDP giảm 1.4% sau lạm phát trong khi mức dự báo là tăng 1%. Ở Texas, những nhà hàng năm ngoái còn chật cứng mỗi tối cuối tuần giờ đây lượng khách chỉ lấp đầy nửa số chỗ ngồi và giao thông cũng có vẻ như ít đông đúc hơn. Điều tương tự cũng đã diễn ra vào năm 2008 và tháng 3 năm 2020, mặc dù ở thời điểm kể trên mọi thứ không dễ nhận thấy như bây giờ. Người ta tự hỏi liệu các gói kích thích kinh tế có bóp méo các tín hiệu và khiến chúng ta xây quá nhiều nhà, thuê quá nhiều người và khai thác quá nhiều dầu hay không?
Đồng Dollar tiếp tục mạnh lên mỗi ngày. GBP/USD đã giảm xuống dưới 1.23 trong một thời gian ngắn và EUR/USD cũng “nhúng” xuống bên dưới 1.05. Triển vọng tồi tệ trong tuyên bố chính sách ngày hôm qua của BOE chẳng giúp gì trong việc cải thiện tâm lý thị trường đối với đồng bảng Anh, trong khi dữ liệu sáng nay từ Đức cho thấy khu vực đồng Euro ngày càng phải đối mặt với cùng một vấn đề.
Cục Dự trữ Liên bang dự kiến sẽ tăng lãi suất và cắt giảm mạnh bảng cân đối kế toán trong 16 tháng tới, theo Khảo sát của CNBC trong tháng 5, và hầu hết những người được hỏi đều tin rằng quá trình này sẽ kết thúc với một cuộc suy thoái.
Các quốc gia nên tham gia cấm vận nhiên liệu hóa thạch của Nga hay đứng ngoài và chuẩn bị cho những biện pháp trong dài hạn?
Nga là nước sản xuất dầu lớn thứ ba và là nước xuất khẩu các sản phẩm dầu lớn nhất thế giới. Trong khi EU phải đối mặt với lời kêu gọi từ các nước phương Tây cấm dầu của Moscow, một số quốc gia thành viên đang chống lại động thái này vì lo ngại về sự gián đoạn kinh tế.
Lịch sử cho thấy Cục Dự trữ Liên bang sẽ phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ đủ để hạ nhiệt lạm phát mà không gây ra suy thoái Hoa Kỳ.
Nhà nghiên cứu thị trường Jim Bianco cảnh báo các chính sách thắt chặt của Cục Dự trữ Liên bang nhằm kiểm soát lạm phát phi mã sẽ gây ra tổn thất trên diện rộng cho Phố Wall.
Tất cả các cuộc thảo luận trên thị trường về trái phiếu đều nói về việc liệu đường cong lợi suất đảo ngược kỳ hạn 2 năm-10 năm có phải là tín hiệu cho thấy một cuộc suy thoái đang đến không? Trong khi nhiều người cho rằng đúng như vậy, một đoạn khác của đường cong lợi suất lại nói không. Đoạn kỳ hạn hạn 5 năm-10 năm, “phần bụng” của đường cong lợi suất mà Fed sẽ bắt đầu cắt giảm bảng cân đối kế toán, cho thấy chẳng có cuộc suy thoái nào cả.
Đường cong lợi suất không phải là điều kiện cần hay điều kiện đủ cho một cuộc suy thoái. Động lực hiện tại cho thấy rủi ro suy thoái trên thực tế là rất thấp, nhưng giới đầu tư cũng đừng quá tự mãn.