Nền kinh tế Hoa Kỳ quý II vừa qua đã hứng chịu đợt suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ những năm 1940, cho thấy mức độ tàn khốc của đại dịch COVID-19 khi đã tàn phá các doanh nghiệp trên toàn đất nước và khiến hàng triệu người dân Mỹ mất việc.
Chúng ta vẫn luôn trông chờ vào một phép màu mang tên "phục hồi hình chữ V" để có thể cứu vãn nền kinh tế toàn cầu trước nguy cơ rơi vào suy thoái. Thế nhưng, thực tế lại phũ phàng hơn những gì thị trường kỳ vọng.
Dự báo về một “bong bóng” trong nền kinh tế có thể là không khả thi, nhưng nó có tiềm năng sinh lời vô cùng hấp dẫn. Do đó, các nhà quản lý quỹ cảm thấy chẳng có ý tưởng thay thế nào tốt hơn việc "xác định bong bóng thị trường" khi mà cổ phiếu ngành công nghệ tiếp tục đà tăng bất chấp điều kiện thực tế.
Trong chiều ngày 12/6 hôm nay, nền kinh tế của Anh ghi nhận mức giảm 20.4% GDP trong tháng Tư bởi các doanh nghiệp và nhân viên chịu tác động nặng nề bởi phong tỏa để ứng phó đại dịch COVID-19.
Đà tăng giá của thị trường chứng khoán trong vài tháng qua có vẻ khá bất ngờ, nếu nhìn vào triển vọng tồi tệ của nền kinh tế. Nhiều cổ phiếu đang ở gần, hoặc thậm chí đã vượt qua, mức cao nhất mọi thời đại. Nhìn chung, chính các cổ phiếu có hiệu suất tốt nhất trong vài năm qua là những loại sở hữu hiệu suất tốt nhất trong vài tháng qua. Đáng chú ý nhất là các công ty công nghệ và các tập đoàn lớn.
Trong bối cảnh tâm lý thị trường ngày một lạc quan dựa trên kỳ vọng về các nỗ lực kích thích kinh tế của ECB, thị trường lãi suất và đồng euro hoàn toàn có thể chứng kiến sự đảo ngược trong ngắn hạn nếu ECB phát đi những tín hiệu thất vọng trong cuộc họp hôm nay. Các loại trái phiếu ngoại vi, đáng chú ý là Ý, dường như đặc biệt dễ bị tổn thương.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức là tổ chức tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, chủ lao động và các hiệp hội doanh nghiệp ở Đức. Dưới đây là một vài thông tin dự đoán về tình hình kinh tế tại Đức.
Không gì phải bàn cãi khi nhận định rằng đại dịch Covid-19 đã đẩy thế giới vào suy thoái, và năm 2020 có thể sẽ còn tồi tệ hơn cả một cuộc khủng hoảng tài chính thông thường. Thiệt hại về kinh tế đang chồng chất khắp các quốc gia và vẫn tiếp tục gia tăng theo đà tăng của các ca nhiễm mới, cũng như một loạt biện pháp ngăn chặn dịch bệnh được các chính phủ đưa ra. Dưới đây là 5 biểu đồ của quỹ tiền tệ quốc tế IMF cho thấy ảnh hưởng của đại dịch này tới thế giới.
• Dữ liệu do Cục thống kê lao động Mỹ (Bureau of labor statistics - BLS) cung cấp vào tháng 8 năm 2023 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ là 3.8%, mức gần như thấp nhất trong 50 năm trở lại đây.
• Các nhà kinh tế Phố Wall dự đoán khả năng Mỹ suy thoái trong 12 tháng tới là hơn 50%.
• Làm sao nền kinh tế Mỹ có thể suy thoái khi chỉ một bộ phận nhỏ lực lượng lao động thất nghiệp?
Tâm lý thị trường dầu mỏ đang gần đạt mức thấp nhất chưa từng thấy kể từ Covid 19 – thời điểm mà các biện pháp phong tỏa của chính phủ làm giảm nhu cầu dầu mỏ và lo ngại về việc kho chứa đầy đã khiến giá dầu giảm trong thời gian ngắn.