Chỉ số tâm lý người bán hàng Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất trong 20 tháng do lo ngại về tác động của JPY yếu đối với hàng nhập khẩu và người tiêu dùng.
Lãnh đạo một nhóm doanh nghiệp quốc gia cho rằng Chính phủ và Ngân hàng trung ương của Nhật Bản nên bắt đầu nhắm USDJPY quanh mức 120-130 vì đồng yên hiện tại quá yếu đối với các doanh nghiệp nhỏ đang gặp khó khăn.
Tsutomu Watanabe, cựu quan chức BoJ và chuyên gia về xu hướng lạm phát, trả lời phỏng vấn với Reuters rằng BoJ cần tránh tăng lãi suất chỉ để cứu lấy JPY vì lãi suất ở mức cao sẽ ảnh hưởng đến lạm phát tiêu dùng và dịch vụ
Dữ liệu mới về các tài khoản của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) có thể là dấu hiệu cho thấy các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản có khả năng đã can thiệp tiền tệ để hỗ trợ JPY suy yếu.
Các hộ gia đình Nhật Bản tiếp tục cắt giảm chi tiêu do lạm phát dai dẳng đè nặng lên tâm lý và trợ cấp của chính phủ hạn chế chi phí của các dịch vụ tiện ích. Các nhà hoạch định chính sách đang kỳ vọng đợt tăng lương lịch sử sẽ kích thích sự phục hồi tiêu dùng trong những tháng tới.
USD/JPY tiếp tục tăng, tiềm năng chạm mốc 156.00. USD/JPY duy trì đà tăng trong phiên thứ tư liên tiếp, giao dịch quanh mức 155.80 vào giờ Châu Á ngày thứ Năm.
JPY suy yếu đã giúp Nhật Bản thoát khỏi tình trạng giảm phát, nhưng cũng có thể khiến lạm phát khó kiểm soát, hiện tại đang có nhiều dấu hiệu cho thấy lạm phát của Nhật Bản tăng vọt.
Dự trữ ngoại tệ của Nhật Bản giảm 14 tỷ USD trong tháng 4, chủ yếu do giá trị của các khoản nắm giữ chứng khoán nước ngoài giảm, không phải do can thiệp vào thị trường.
Kết thúc phiên ngày thứ Tư, giá vàng tiếp tục giảm nhẹ, USD/JPY tiếp đà tăng vượt qua mức kháng cự 154.65 trong khi EUR/USD giảm nhẹ và có nguy cơ phá vỡ mức hỗ trợ quan trọng tại 1.0750.
Khi JPY chạm mức đáy mới, các nhà đầu tư lo sợ một kịch bản gần như không thể tưởng tượng khi toàn khu vực đang bận rộn thúc đẩy tỷ giá hối đoái giảm. Đó là cuộc cạnh tranh phá giá sẽ kéo theo một cuộc chiến tiền tệ mới ở châu Á
Thứ Năm (ngày 9 tháng 5), số liệu tăng lương từ Nhật Bản là tâm điểm chú ý ban đầu phiên giao dịch, sau đó là phát ngôn của BoJ. Bình luận của chính phủ Nhật Bản và BoJ về đồng Yên cũng cần được cân nhắc trong bối cảnh rủi ro can thiệp gia tăng. Cuối phiên giao dịch thứ Năm, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ và bình luận từ Fed sẽ thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư.