Tăng lương ở Nhật Bản giúp thúc đẩy tiêu dùng, nhưng đồng thời cũng đi kèm những rủi ro

Tăng lương ở Nhật Bản giúp thúc đẩy tiêu dùng, nhưng đồng thời cũng đi kèm những rủi ro

Minh Anh

Minh Anh

Junior Editor

15:09 07/10/2024

BoJ cho biết việc tăng lương đã giúp thúc đẩy tiêu dùng và khuyến khích nhiều công ty ở các vùng khác nhau điều chỉnh giá cả để bù đắp cho chi phí lao động cao hơn, điều này cho thấy nền kinh tế đang có triển vọng để đáp ứng các điều kiện cần thiết cho việc tăng lãi suất trong tương lai.

Tuy nhiên, BoJ cũng cảnh báo rằng một số doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp khó khăn trong việc tạo ra lợi nhuận đủ để đáp ứng cho việc tăng lương.

BoJ cho biết trong một báo cáo hàng quý về các nền kinh tế khu vực vào thứ Hai, việc tăng lương trong năm nay đang giúp thúc đẩy tiêu dùng, với một số công ty chỉ ra rằng chi tiêu mạnh mẽ đến từ thế hệ trẻ, những người đã được tăng lương khá cao.

Báo cáo này là một trong những yếu tố mà BoJ sẽ xem xét trong cuộc họp tiếp theo vào ngày 30,31 tháng 10, trong khi ban lãnh đạo cũng sẽ tiến hành đánh giá hàng quý về triển vọng tăng trưởng kinh tế.

Phần lớn các nhà kinh tế được khảo sát bởi Reuters từ ngày 4-12 tháng 9 đã dự đoán BoJ sẽ tăng lãi suất thêm một lần nữa vào cuối năm.

Trong báo cáo, BoJ đã nâng đánh giá cho 2/9 khu vực của Nhật Bản, trong khi giữ nguyên đánh giá cho các khu vực còn lại, cho thấy kinh tế những khu vực này đang phục hồi ở tốc độ vừa phải.

BoJ đã kết thúc chính sách lãi suất âm vào tháng 3 và tăng mục tiêu lãi suất ngắn hạn lên 0.25% vào tháng 7, với nhận định rằng Nhật Bản đang đi đúng hướng để đáp ứng mục tiêu lạm phát 2% của ngân hàng một cách bền vững.

Thống đốc BOJ Kazuo Ueda đã bày tỏ sự sẵn sàng tăng lãi suất nếu việc tăng lương tiếp tục hỗ trợ tiêu dùng, cho phép các công ty duy trì việc tăng giá không chỉ đối với hàng hóa mà còn cả dịch vụ.

Báo cáo cho biết, nhiều công ty đang nhận ra rằng họ cần tiếp tục tăng lương trong các cuộc đàm phán hàng năm vào năm tới vì đang có sự thiếu hụt lao động. Tuy nhiên, một số công ty vẫn gặp khó khăn trong việc tăng lương do lợi nhuận của họ không đủ cao.

Bất chấp một số công ty gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận trong khi vẫn cố gắng đáp ứng các chi phí lao động đang gia tăng, ngày càng nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ đang thực hiện hoặc đang cân nhắc việc tăng lương này.

Nền kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng với tỷ lệ 2.9% so với năm trước nhờ vào tiêu dùng mạnh mẽ và lạm phát duy trì trên mức mục tiêu 2% của BoJ, điều này làm gia tăng kỳ vọng về việc tăng lãi suất.

Tuy nhiên, nhu cầu suy giảm từ Trung Quốc, tăng trưởng chậm lại ở Mỹ và sự hồi phục của đồng JPY tạo ra những bất ổn cho nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu.

Thống đốc Ueda cho biết BoJ có thể dành thời gian để xem xét tác động từ sự bất ổn của nềnn kinh tế của Mỹ trước khi quyết định về việc tăng lãi suất, điều này cho thấy ngân hàng không vội vàng trong việc nâng lãi suất.

Trong báo cáo, BoJ đã điều chỉnh nâng đánh giá về sản xuất ở khu vực miền trung Nhật Bản, nơi có công ty Toyota, khi các gián đoạn trong quá trình sản xuất ô tô ở một số nhà máy đang dần được cải thiện.

Kazushige Kamiyama, giám đốc chi nhánh BoJ phụ trách khu vực miền tây Nhật Bản, cũng cho biết rằng việc đồng JPY mất giá vẫn được nhiều công ty coi là rủi ro lớn.

Kamiyama nói trong cuộc họp báo rằng rất nhiều công ty cho rằng việc đồng JPY mất giá là một vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng các công ty ngày càng quan tâm đến những bất ổn kinh tế ở Trung Quốc và Mỹ.

Kamiyama nói, rất nhiều công ty đang xây dựng chiến lược kinh doanh của họ với giả định rằng sự sụt giảm xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ diễn ra trong một thời gian dài.

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Goldman cảnh báo thị trường sẽ tiếp tục giảm, BlackRock hạ xếp hạng cổ phiếu Mỹ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Goldman cảnh báo thị trường sẽ tiếp tục giảm, BlackRock hạ xếp hạng cổ phiếu Mỹ

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang dưới thời Tổng thống Donald Trump, các ông lớn Phố Wall như Goldman Sachs và BlackRock đồng loạt phát đi tín hiệu cảnh báo về triển vọng ảm đạm của thị trường chứng khoán. Goldman nâng xác suất suy thoái kinh tế Mỹ lên 45% và lo ngại thị trường đang bước vào giai đoạn giảm điểm kéo dài theo chu kỳ, trong khi BlackRock hạ xếp hạng cổ phiếu Mỹ và chuyển hướng sang tài sản trú ẩn. Những dấu hiệu căng thẳng trên thị trường tài chính toàn cầu đang ngày một rõ nét.
Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý tình trạng dư thừa công suất
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý tình trạng dư thừa công suất

Xuất khẩu của Trung Quốc sẽ bị bóp nghẹt bởi các mức thuế quan của Donald Trump, bất kể Tổng thống Mỹ có áp thêm mức thuế 50% như ông đe dọa hôm thứ Hai hay không. Vấn đề đối với Bắc Kinh là người tiêu dùng trong nước sẽ cần được chính phủ hỗ trợ nhiều hơn nữa để hấp thụ phần công suất dư thừa đó.
Châu Âu chuẩn bị huy động 7 tỷ euro trái phiếu giữa cơn bão thuế quan
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Châu Âu chuẩn bị huy động 7 tỷ euro trái phiếu giữa cơn bão thuế quan

Liên minh châu Âu (EU) đang tìm cách huy động 7 tỷ euro (tương đương 7.7 tỷ USD) trên thị trường trái phiếu sơ cấp vào thứ Ba, thông qua việc mở lại hai mã trái phiếu hiện có, trong bối cảnh các nhà đầu tư đang xử lý những xáo trộn do các biện pháp thuế quan mới của Mỹ gây ra.
Các nhà đầu tư Trung Quốc đẩy mạnh kỳ vọng về đợt nới lỏng chính sách tiền tệ quốc gia trước áp lực từ làn sóng thuế quan mới
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Các nhà đầu tư Trung Quốc đẩy mạnh kỳ vọng về đợt nới lỏng chính sách tiền tệ quốc gia trước áp lực từ làn sóng thuế quan mới

Các nhà giao dịch đang nhanh chóng điều chỉnh dự báo về việc Trung Quốc sẽ đẩy mạnh nới lỏng chính sách khi căng thẳng thương mại với Hoa Kỳ gia tăng. Chỉ số đo lường kỳ vọng của thị trường đã ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong 5 năm qua và đang tiến gần đến mức thấp nhất kể từ năm 2008.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc giữa làn sóng lo ngại suy thoái kinh tế do căng thẳng thương mại leo thang
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc giữa làn sóng lo ngại suy thoái kinh tế do căng thẳng thương mại leo thang

Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán Trung Quốc và lợi suất TPCP sụt giảm xuống gần mức thấp kỷ lục khi giới đầu tư chuẩn bị đối mặt với hậu quả từ cuộc xung đột thương mại ngày càng trầm trọng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% của Tổng thống Donald Trump áp dụng đối với các đối tác thương mại của Mỹ trên toàn thế giới đã chính thức có hiệu lực vào thứ Bảy, khi ông tiếp tục triển khai chiến lược khuyến khích đầu tư trong nước bằng cách tạo động lực cho các công ty muốn tránh thuế nhập khẩu.