Thành viên Fed Bowman: Cần xem xét kỹ hơn việc sử dụng cửa sổ chiết khấu của các ngân hàng

Thành viên Fed Bowman: Cần xem xét kỹ hơn việc sử dụng cửa sổ chiết khấu của các ngân hàng

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

07:52 04/04/2024

Thành viên Hội đồng Thống đốc Fed Michelle Bowman cho rằng Fed nên cân nhắc liệu khả năng vay thông qua công cụ cho vay chiết khấu đặc biệt (discount window) có nên được xem xét khi đánh giá thanh khoản của tổ chức cho vay không.

Bowman phát biểu hôm 03/04 tại Washington rằng: "Chúng ta nên tìm ra cách xác thực việc sử dụng cửa sổ chiết khấu trong khuôn khổ quy định của mình. Mặc dù các tổ chức được khuyến khích sẵn sàng tiếp cận các khoản vay thông qua công cụ này, chúng ta cũng nên nghiêm túc xem xét liệu có nên công nhận khả năng vay thông qua cửa sổ chiết khấu khi đánh giá thanh khoản của một tổ chức hay không, điều này bao gồm cả việc đáp ứng tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh khoản."

Bowman phát biểu sau lễ kỷ niệm một năm sự sụp đổ của ngân hàng Thung lũng Silicon và ngân hàng Signature, cho biết Fed phải xem xét kỹ các vấn đề xung quanh khả năng tiếp cận thanh khoản, giám sát ngân hàng và bảo hiểm tiền gửi.

Các cơ quan quản lý, bao gồm Fed, Văn phòng Kiểm soát tiền tệ (OCC) và Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Mỹ (FDIC), đang soạn thảo kế hoạch yêu cầu các ngân hàng phải sử dụng cơ sở này ít nhất một lần mỗi năm, một biện pháp nhằm giảm bớt thành kiến đối với người dùng. Động thái này tiếp nối định hướng từ các nhà quản lý vào năm ngoái, kêu gọi các tổ chức thiết lập kế hoạch dự phòng nguồn vốn, bao gồm cả thông qua công cụ cửa sổ chiết khấu.

Các ngân hàng từ lâu đã phàn nàn về việc tiếp cận cửa sổ chiết khấu như một phần trong kế hoạch cấp vốn dài hạn của họ, nhưng chỉ coi cơ chế này là lựa chọn cuối cùng. Bloomberg đưa tin, Fed và các cơ quan giám sát ngân hàng khác muốn giải quyết định kiến này bằng cách yêu cầu các ngân hàng tiến hành thử nghiệm khai thác công cụ cửa sổ chiết khấu thường xuyên hơn trước nhu cầu thanh khoản mạnh mẽ.

Mặc dù trước đây đã có những nỗ lực cải tiến công cụ này, nhưng nó đòi hỏi sự tham gia từ mọi cấp độ của hệ thống tài chính và các cơ quan giám sát, bao gồm ngân hàng, cơ quan giám sát, nhà phân tích, tổ chức xếp hạng và người tham gia thị trường. Nhiều người trong số họ từ lâu đã nghi ngờ về cơ chế này.

Công cụ cho vay chiết khấu đặc biệt (discount window) ít được Fed sử dụng, ngoại trừ giai đoạn khủng hoảng

Lỗ hổng BTFP

Bowman cuối cùng đã nhìn thấy lỗ hổng để xem xét lại cơ chế này, đặc biệt là sau những sai sót được phát hiện kể từ những tháng cuối cùng trong chương trình BTFP.

Chương trình BTFP, được tung ra vào năm ngoái nhằm khôi phục niềm tin vào hệ thống tài chính sau sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon, đã ngừng cung cấp các khoản vay vào ngày 11 tháng 3. Mặc dù đó là giải pháp cho một trong những thách thức chính của hệ thống tài chính vào năm 2023 - mang lại cho các ngân hàng và liên đoàn tín dụng khả năng vay vốn trong thời gian dài tới một năm - chương trình đã bị chỉ trích trong những tháng cuối cùng khi các tổ chức bắt đầu khai thác công cụ này cho mục đích arbitrage. Điều đó khiến Fed phải tăng lãi suất của cơ chế này vào tháng 1.

Theo phân tích của Wrightson ICAP về báo cáo tài chính của Fed công bố ngày 26/3, từ ngày 1/1 đến ngày 24/1, một ngày trước khi những thay đổi đối với cơ chế này có hiệu lực, lượng sử dụng đã tăng từ 38.6 tỷ USD lên $129.2 tỷ USD. Bóc tách sâu hơn thì Fed San Francisco là chi nhánh sử dụng nhiều nhất, chiếm tới 8 tỷ USD.

Bowman chia sẻ: “Chúng tôi sẽ dựa vào bài học trong quá khứ để xác định được những sai sót trong chương trình hoặc cách cải thiện các công cụ của mình trong tương lai"

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Chứng khoán châu Âu lao đao do hy vọng hòa bình Ukraine suy giảm; CPI Vương quốc Anh tăng vọt
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chứng khoán châu Âu lao đao do hy vọng hòa bình Ukraine suy giảm; CPI Vương quốc Anh tăng vọt

Các chỉ số chứng khoán châu Âu giảm nhẹ vào thứ Tư, khi nhà đầu tư đón nhận sự thất bại rõ ràng của các cuộc đàm phán hòa bình Ukraine cũng như lạm phát Vương quốc Anh cao hơn dự kiến. Chỉ số DAX index tại Đức giảm 0.2%, chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 0.3% và chỉ số FTSE 100 tại Vương quốc Anh giảm 0.2%.
Doanh số bán lẻ sắp tới, CEO Nvidia nói về kiểm soát chip của Mỹ - điều gì đang chi phối thị trường?
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Doanh số bán lẻ sắp tới, CEO Nvidia nói về kiểm soát chip của Mỹ - điều gì đang chi phối thị trường?

HĐTL chứng khoán Mỹ giảm vào thứ Tư, sau khi lợi suất trái phiếu kho bạc tăng nhẹ gây áp lực lên thị trường chứng khoán trong phiên trước đó. Thị trường đang hướng tới báo cáo doanh số bán lẻ mới, với các nhà đầu tư mong muốn có cái nhìn sâu sắc về tác động của thuế quan trừng phạt của Tổng thống Donald Trump đối với giá cả. Giám đốc điều hành Nvidia (NASDAQ:NVDA) Jensen Huang bình luận về việc Mỹ hạn chế xuất khẩu chip trí tuệ nhân tạo sang Trung Quốc, trong khi lạm phát ở Vương quốc Anh tăng vọt.
Giám đốc Nvidia Jensen Huang lên án lệnh cấm chip của Mỹ đối với Trung Quốc là ‘một thất bại’
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giám đốc Nvidia Jensen Huang lên án lệnh cấm chip của Mỹ đối với Trung Quốc là ‘một thất bại’

Giám đốc điều hành Nvidia Jensen Huang đã lên án các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ nhằm hạn chế Trung Quốc tiếp cận chip trí tuệ nhân tạo là “một thất bại”, vốn đã thúc đẩy các đối thủ Trung Quốc tăng tốc phát triển sản phẩm của riêng họ.
Căng thẳng Mỹ-Trung về chip có nguy cơ làm tổn hại thỏa thuận ngừng chiến thương mại
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Căng thẳng Mỹ-Trung về chip có nguy cơ làm tổn hại thỏa thuận ngừng chiến thương mại

Căng thẳng công nghệ Mỹ-Trung lại bùng phát, khi Bắc Kinh đe dọa hành động pháp lý chống lại bất kỳ ai thực thi các hạn chế của Washington đối với chip của Huawei Technologies, phủ bóng đen lên thỏa thuận ngừng chiến thương mại gần đây và các nỗ lực duy trì đối thoại.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ