Thị trường châu Âu chao đảo giữa áp lực thuế quan và kỳ vọng chi tiêu quốc phòng

Thị trường châu Âu chao đảo giữa áp lực thuế quan và kỳ vọng chi tiêu quốc phòng

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

14:58 31/03/2025

Tâm lý thị trường châu Âu đã chuyển hướng mạnh mẽ, với nỗi lo về thuế quan sắp áp dụng đang lấn át hoàn toàn những tín hiệu tích cực từ gói chi tiêu quốc phòng của Đức.

Các tổ chức đầu tư lớn như Allianz Global Investors và Vanguard đang tái cấu trúc hoặc tạm dừng các vị thế bullish trong khu vực, trước thời điểm ngày 2/4 - ngày mà Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi là "Ngày Giải phóng" khi một loạt các mức thuế quan dự kiến sẽ được ban hành. Liên minh châu Âu hiện đang cân nhắc các phương án nhượng bộ nhằm đảm bảo giảm thiểu một phần tác động của các biện pháp thuế quan.

"Đây là thời điểm then chốt đối với thị trường, giúp đánh giá mức độ cứng rắn trong chính sách thuế quan đáp trả của chính quyền Trump," Ranjiv Mann, Quản lý Quỹ Trái phiếu tại Allianz Global Investors nhận định.

Sau đợt bán tháo trái phiếu Đức đầu tháng này do tác động của kế hoạch chi tiêu công bố bởi Berlin, các nhà quản lý quỹ đã bắt đầu tái vị thế khi nhu cầu đối với tài sản trú ẩn an toàn có xếp hạng cao gia tăng. Trên thị trường ngoại hối, đồng Euro đã đảo chiều nhanh chóng, điều chỉnh giảm so với mức tăng trước đó. Đồng thời, trên thị trường cổ phiếu, các cổ phiếu có độ nhạy cảm cao với chu kỳ kinh tế đã sụt giảm đáng kể.

Trái phiếu chính phủ

Mann cho biết, tương tự như nhiều đồng nghiệp khác, ông dự báo trái phiếu Đức kỳ hạn dài sẽ tiếp tục kém hiệu quả hơn trái phiếu kỳ hạn ngắn khi Berlin đẩy mạnh chi tiêu và tăng cường phát hành trái phiếu trong những năm tới.

Tuy nhiên, quyết định thu hẹp chiến lược giao dịch "steepening" (đầu tư dựa trên kỳ vọng lợi suất dốc hơn) phản ánh khả năng các biện pháp thuế quan của Trump có thể làm suy yếu nền kinh tế khu vực trong ngắn hạn, kéo lợi suất TPCP kỳ hạn 10 và 30 năm xuống thấp, từ đó phá vỡ chiến lược đầu tư. "Về cơ bản, chúng tôi vẫn ưa chuộng chiến lược steepeners tại châu Âu, nhưng trong ngắn hạn, chúng tôi đã quyết định chốt lời," Mann xác nhận.

Trái phiếu chính phủ Đức phục hồi khi làn sóng lạc quan về chính sách tài khóa suy giảm

Các nhà đầu tư đã chuyển dịch dòng vốn vào tài sản trú ẩn an toàn trong tuần trước để chuẩn bị cho ngày áp dụng thuế quan vào thứ Tư, khiến lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm của Đức (bunds) giảm ba phiên liên tiếp. Vị thế trong các hợp đồng phái sinh gắn với trái phiếu chính phủ Đức kỳ hạn 10 năm đã suy giảm cùng chiều với lợi suất kể từ khi hợp đồng tháng 3 đáo hạn cách đây ba tuần, cho thấy các nhà đầu tư đang giảm dần đặt cược bán khống.

Đồng thời, lợi suất TPCP kỳ hạn 2 năm đã giảm xuống dưới mức 2%, thấp hơn 30 bps so với đỉnh tháng 3 và chạm mức thấp nhất kể từ tháng 12. Các nhà giao dịch đã gia tăng kỳ vọng về khả năng cắt giảm lãi suất từ ECB, với thị trường swaps định giá hai đợt cắt giảm lãi suất, mỗi đợt 25 bps và xác suất trên 50% cho đợt giảm thứ ba vào cuối năm - mức dự báo cao nhất trong vòng một tháng qua.

"Xét về trung và dài hạn, tôi vẫn nghiêng về quan điểm giảm giá," Gareth Hill, Giám đốc Quản lý Danh mục tại Royal London Asset Management, bình luận về triển vọng trái phiếu Đức. Tuy nhiên, các động thái của nhà hoạch định chính sách nhằm tăng cường nới lỏng tiền tệ để đối phó với chính sách của Trump, đặc biệt trong trường hợp Liên minh Châu Âu đáp trả quyết liệt, có thể thúc đẩy giá trị trái phiếu tăng mạnh.

Thị trường ngoại hối

Đồng Euro đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 5 tháng, với tỷ giá EUR/USD tiệm cận mức 1.10 vào ngày 18/3, được hỗ trợ bởi gói kích thích tài chính của Đức làm tăng lợi suất trái phiếu, từ đó nâng cao sức hấp dẫn của đồng tiền chung châu Âu. Tuy nhiên, đồng Euro sau đó đã điều chỉnh giảm, tỷ giá EUR/USD khép lại tuần giao dịch trước ở ngưỡng 1.08.

Dù nhiều nhà đầu tư dự báo đồng Euro có thể tiếp tục tăng giá, họ vẫn thận trọng chờ đợi diễn biến sau thứ Tư. Quan điểm này được phản ánh qua mức biến động đã giảm trong các hợp đồng quyền chọn gắn với đồng Euro trong hai tuần vừa qua.

Đồng Euro điều chỉnh giảm trước thời hạn áp dụng thuế quan thương mại của Trump

Ales Koutny, chuyên gia tại Vanguard, xác định mức mục tiêu khả thi của tỷ giá EUR/USD là 1.20 vào cuối năm, tùy thuộc vào kết quả của các biện pháp thuế quan. Trump đã liên tục dao động giữa đe dọa áp dụng thuế suất 25% và cam kết về các mức thấp hơn.

"Chúng tôi có độ tin cậy cao rằng sẽ có biện pháp nào đó được áp dụng," Koutny chia sẻ. Ông đánh giá thị trường có thể dung nạp mức thuế suất 5%, nhưng từ 10% trở lên sẽ là ngưỡng khiến tình hình trở nên phức tạp đáng kể.

Cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp

Tâm lý thận trọng đã lan tỏa sang thị trường cổ phiếu, với chỉ số Stoxx Europe 600 ghi nhận sụt giảm trong ba trên bốn tuần gần đây và hiện giảm 3.7% so với mức đỉnh thiết lập ngày 3/3.

Các ngành thường hưởng lợi trong môi trường kinh tế tăng trưởng (bao gồm sản phẩm tiêu dùng, du lịch và ô tô) đều đã suy giảm đáng kể kể từ đó, do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thuế quan hoặc tác động lan tỏa thứ cấp.

Áp lực thuế quan tác động không đồng đều lên các nhóm ngành

Mặc dù vậy, chỉ số tham chiếu này đang trên đà ghi nhận mức vượt trội theo quý lớn nhất so với chỉ số tương đương của Mỹ trong lịch sử, được thúc đẩy bởi kế hoạch chi tiêu từ Đức.

"Không bên nào thắng trong một cuộc chiến thương mại, và những dấu hiệu ảm đạm đang hiện hữu trên triển vọng tăng trưởng toàn cầu," Emmanuel Cau, Trưởng bộ phận Chiến lược Cổ phiếu Châu Âu tại Barclays Plc nhận định. "Tuy nhiên, ít nhất cổ phiếu EU đang được hỗ trợ bởi chính sách tài khóa từ Đức."

Xác suất rất thấp cho khả năng các biện pháp được công bố vào thứ Tư sẽ đánh dấu sự kết thúc chiến dịch thuế quan của Trump, đặc biệt nếu các động thái này châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại toàn cầu quy mô lớn. Nhận thức được điều này, Nikko Asset Management đã thu hẹp một phần danh mục đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp châu Âu có xếp hạng thấp và rủi ro cao, đồng thời tập trung vào chiến lược dài hạn.

"Chúng tôi đang đối mặt với nhiều kịch bản phức tạp," Steve Williams, Giám đốc Thu nhập Cố định Toàn cầu khu vực EMEA tại Nikko phát biểu. "Thay vì giảm thiểu rủi ro hoặc né tránh hoàn toàn trước làn sóng sự kiện bất định liên tục xuất hiện, chiến lược của chúng tôi là tập trung đánh giá các yếu tố cơ bản."

Bloomberg

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Đòn thuế quan của Trump làm rung chuyển thị trường: Chứng khoán lao dốc, lợi suất trái phiếu tăng mạnh
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Đòn thuế quan của Trump làm rung chuyển thị trường: Chứng khoán lao dốc, lợi suất trái phiếu tăng mạnh

Chiến dịch áp thuế mà Donald Trump coi là chìa khóa cho sự thịnh vượng dài hạn của nước Mỹ đã ngay lập tức khuấy đảo thị trường tài chính tối thứ Tư, đẩy chứng khoán lao dốc, sau chuỗi ngày tăng điểm nhờ hy vọng chính sách này sẽ 'mềm mỏng' hơn.
Ông Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng không chừa một quốc gia nào, khu vực Châu Á và Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Ông Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng không chừa một quốc gia nào, khu vực Châu Á và Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề

Tổng thống Donald Trump vừa 'tung đòn' phản bác vào hệ thống thương mại toàn cầu mà ông từ lâu cho là bất công—một loạt thuế quan đánh thẳng vào các đối tác thương mại của Mỹ trên khắp thế giới, đẩy châu Á và châu Âu vào thế khó hơn bao giờ hết.
RBA tăng lãi suất OMO nhằm nâng cao thanh khoản hệ thống
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

RBA tăng lãi suất OMO nhằm nâng cao thanh khoản hệ thống

Ngân hàng Trung ương Úc (RBA) sẽ tăng lãi suất các hoạt động trên thị trường mở và bổ sung lượng hợp đồng repo kỳ hạn 7 ngày trong các phiên đấu giá hàng tuần. Đây là một phần trong quá trình chuyển đổi sang hệ thống “dự trữ dồi dào” nhằm quản lý thanh khoản hiệu quả hơn, một quan chức cấp cao cho biết hôm thứ Tư.
Trung Quốc đối mặt với làn sóng tranh chấp thương mại vì xuất khẩu dư thừa
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trung Quốc đối mặt với làn sóng tranh chấp thương mại vì xuất khẩu dư thừa

Trung Quốc đang đối mặt với số lượng tranh chấp thương mại kỷ lục tại WTO khi xuất khẩu dư thừa tràn ngập thị trường toàn cầu, gây phản ứng mạnh từ các đối tác thương mại. Với thặng dư thương mại gần 1 nghìn tỷ USD trong năm 2024, Bắc Kinh tiếp tục dựa vào xuất khẩu để bù đắp nhu cầu trong nước suy yếu. Tuy nhiên, chính sách này không chỉ làm gia tăng áp lực thuế quan từ Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump mà còn khiến nhiều nước, bao gồm cả các nền kinh tế mới nổi, đẩy mạnh điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa Trung Quốc.
Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc bắt tay thúc đẩy tự do thương mại trước làn sóng thuế quan Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc bắt tay thúc đẩy tự do thương mại trước làn sóng thuế quan Mỹ

Các bộ trưởng thương mại của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã cùng kêu gọi duy trì dòng chảy hàng hóa tự do, công bằng và cam kết tăng cường quan hệ kinh tế. Cuộc họp diễn ra chỉ vài ngày trước khi Mỹ chuẩn bị áp thuế mới đối với nhiều quốc gia.