Thị trường năng lượng và hồi kết đàm phán hạt nhân Iran

Thị trường năng lượng và hồi kết đàm phán hạt nhân Iran

14:44 23/02/2022

Các quan chức ngoại giao Nga và châu Âu đều thống nhất rằng các quá trình đàm phán liên quan tới chương trình hạt nhân của Iran đã đi tới hồi kết.

Các quan chức ngoại giao Nga và châu Âu đều thống nhất rằng các quá trình đàm phán liên quan tới chương trình hạt nhân của Iran đã đi tới hồi kết, báo hiệu nhiều tín hiệu lạc quan đối với thị trường năng lượng toàn cầu sau khi những khác biệt giữa các bên được giải quyết.

Quyết định cuối cùng có thể sẽ được đưa ra trong tuần này về việc hồi sinh một thỏa thuận toàn diện, theo thông báo trên Twitter của một số chuyên gia đàm phán của Pháp, Nga và Anh tại Vienna, Áo.

Các bên được kỳ vọng sẽ tham dự một cuộc họp Uỷ ban Liên chính phủ vào cuối tuần, nơi các giải pháp sẽ được thống nhất, theo một quan chức châu Âu,Các bên được kỳ vọng sẽ tham dự một cuộc họp Uỷ ban Liên chính phủ vào cuối tuần, nơi các giải pháp sẽ được thống nhất, theo một quan chức châu Âu..

Chuyên gia đàm phán Stephanie al-Qaq của Anh đăng dòng trạng thái trên Twitter ngày 22/2 cho thấy quá trình đàm phán đang dần đi tới hồi kết. Các nhà đàm phán đã "bám trụ” tại thủ đô của Áo trong hơn 10 tháng qua, với nỗ lực nhằm hồi sinh những thành quả đã đạt được trong năm 2015, qua đó hạn chế khả năng sản xuất vũ khí hạt nhân của Iran thông qua nới lỏng cấm vận. Thoả thuận năm đó đã phần nào đã sụp đổ khi chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump đơn phương rút lui và tái áp đặt các lệnh trừng phạt, khiến Iran trả đũa bằng cách gia tăng các hoạt động hạt nhân.

Sự hồi sinh của thỏa thuận này sẽ là thông tin tích cực đối với thị trường dầu mỏ, trong bối cảnh giá dầu thô tăng lên gần 100 USD/thùng sau khi quan hệ giữa Nga và Ukraine trở nên căng thẳng, bên cạnh đó là đà phục hồi các hoạt động kinh tế sau đại dịch. Các nhà sản xuất dầu mỏ lớn cũng đang gặp khó khi phải đối mặt với các vấn đề liên quan tới chuỗi cung ứng.

Iran là một trong những thành viên có sản lượng dầu thô lớn nhất của OPEC trước khi Mỹ rút lui khỏi thỏa thuận năm 2015, và nhiều giao dịch viên kỳ vọng rằng nếu như các biện pháp cấm vận được dỡ bỏ, quốc gia này sẽ có thể gia tăng sản lượng dầu xuất khẩu lên 1 triệu thùng/ngày chỉ sau vài tháng.

Iran là quốc gia có trữ lượng khí tự nhiên lớn thứ 2 thế giới, và xếp thứ 4 toàn cầu về trữ lượng dầu mỏ.

Các quan chức ngoại giao Nga đang tích cực làm việc với các đối tác Mỹ và châu Âu nhằm hồi sinh thoả thuận năm 2015, giữa lúc quan hệ song phương diễn biến xấu dần liên quan tới những quyết định của Điện Kremlin về vấn đề Ukraine. Đức, một quốc gia tham gia đàm phán, cho biết họ đang tạm dừng quá trình cấp phép cho một đường ống dẫn khí đốt quan trọng của Nga.

Philippe Errera, đàm phán viên của Pháp, vạch ra những liên hệ giữa cuộc khủng hoảng Ukraine với cuộc đàm phán về vấn đề Iran. Biện pháp ngoại giao nhằm mục đích bảo vệ những quy tắc phi hạt nhân hoá, để "ngăn chặn một cuộc khủng hoảng khu vực trên một mặt trận mới", ông viết trên Twitter, cáo buộc Nga đang "vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế".

Phía Iran cũng cho biết các nhà đàm phán đã mang về những kết quả lớn, trong khi tiếp tục đưa ra cảnh báo quốc gia này vẫn kỳ vọng sẽ nhận được sự đảm bảo về các mặt kinh tế, pháp lý và chính trị ràng buộc phía Mỹ sẽ không rút lui khỏi thỏa thuận này thêm một lần nữa.

Phát biểu tại Hội nghị an ninh Munich hôm 19/2, Ngoại trưởng Iran Hossein Amirabdollahian cho biết quyết định nằm ở phía còn lại trên bàn đàm phán. Tuy nhiên phía Mỹ liên tục đánh tiếng rằng họ không thể cung cấp những sự đảm bảo đó.

Để các lệnh trừng phạt được gỡ bỏ, chính phủ Iran đã đồng ý thiết lập lại cơ quan giám sát quốc tế đối với chương trình hạt nhân của quốc gia này, đồng thời phải đưa quá trình làm giàu uranium về một ngưỡng cho phép. Các quan chức ngoại giao cho biết quá trình Mỹ tái gia nhập thoả thuận và sự chấp thuận của Iran sẽ được bao hàm trong một tài liệu dài 20 trang.

Các quốc gia phương Tây đang nỗ lực hoàn tất thỏa thuận này vì các kỹ sư hạt nhân của Iran đang trong quá trình chạy đua phát triển một chương trình sản xuất nguyên liệu vũ khí chỉ trong vài tuần. Các lệnh cấm vận của Mỹ vẫn chưa thể tách Iran khỏi khả năng xây dựng các thế hệ máy ly tâm mới nhằm làm giàu uranium hoặc có thể tích tụ một số lượng lớn các nguyên liệu tinh chế tiệm cận mức cần thiết cho bom hạt nhân.

Trong khi Iran luôn nhấn mạnh rằng các hoạt động hạt nhân của nước này nhằm mục đích hòa bình, thoả thuận năm 2015 chính là một thước đo tính chính xác của khẳng định đó. Các quan chức Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) được kỳ vọng sẽ công bố báo cáo an toàn hạt nhân về Iran quý tiếp theo trước khi các quan chức hội đồng của IAEA nhóm họp vào ngày 7/3.

Link gốc tại đây.

Theo NDH

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu

Việc Mỹ áp thuế nhập khẩu lên hàng hóa châu Âu đã khiến giới chức Brussels lo ngại về viễn cảnh u ám cho ngành sản xuất của khối, vốn đã chật vật vì các biện pháp thuế quan của Washington đối với ô tô và thép. Tuy nhiên, mối đe dọa lớn hơn lại đến từ một hướng khác: làn sóng hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc và các nước châu Á có thể tràn vào châu Âu, làm trầm trọng thêm áp lực lên nền kinh tế khu vực.
Đồng USD và ngày lao dốc lịch sử: Khi các quy tắc cũ không còn đúng
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Đồng USD và ngày lao dốc lịch sử: Khi các quy tắc cũ không còn đúng

Trong giới tài chính toàn cầu, đồng USD từ lâu được coi là "vị vua không ngai" — một tài sản trú ẩn an toàn, đồng thời là đồng tiền dự trữ của thế giới. Mỗi lần khủng hoảng ập đến, dòng tiền lại đổ về Mỹ, đẩy giá trị đồng bạc xanh lên cao như một quy luật bất thành văn.
Cú sốc 2.5 nghìn tỷ USD: Phố Wall chao đảo vì thuế quan của Trump
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cú sốc 2.5 nghìn tỷ USD: Phố Wall chao đảo vì thuế quan của Trump

Quyết định áp thuế mạnh tay của Donald Trump đã khiến Phố Wall mất 2.5 nghìn tỷ USD vốn hóa, đồng thời làm dấy lên lo ngại suy thoái. Các ngân hàng Mỹ lao dốc, Apple chịu cú sốc lớn nhất trong lịch sử, còn giá dầu Brent giảm mạnh. Trong khi Trung Quốc tuyên bố sẽ đáp trả, đồng minh châu Âu cũng lên án gay gắt, cảnh báo về một cuộc chiến thương mại leo thang.
Chính sách thuế quan của Tổng thống Trump liệu có thực sự tác động đến lạm phát?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Chính sách thuế quan của Tổng thống Trump liệu có thực sự tác động đến lạm phát?

Một số người lo ngại rằng thuế quan có thể làm tăng lạm phát, nhưng thực tế có thể diễn ra theo chiều hướng ngược lại. Thị trường tỏ ra bất ngờ khi Tổng thống Donald Trump thực sự thực hiện đúng cam kết áp thuế, điều này cho thấy sự quyết tâm của ông trong chính sách thương mại.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ