Top 5 điều cần theo dõi trên thị trường trong tuần mới

Top 5 điều cần theo dõi trên thị trường trong tuần mới

08:50 22/04/2024

Báo cáo thu nhập từ các tên tuổi công nghệ lớn, dữ liệu lạm phát là các tin tức quan trọng sẽ được công bố tuần này, trong bối cảnh đà tăng của chứng khoán Mỹ dường như sắp hết động lượng, một phần do lo ngại rằng lãi suất có thể sẽ duy trì ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn. Dưới đây là những điều nhà đầu tư cần biết để bắt đầu tuần mới

Dữ liệu lạm phát của Mỹ

Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE), thước đo lạm phát chủ đạo của Cục Dự trữ Liên bang, sẽ được công bố vào thứ Sáu, các nhà kinh tế kỳ vọng con số vẫn sẽ duy trì ở mức cao trong tháng Ba.

Dữ liệu gần đây cho thấy quá trình kìm hãm lạm phát đang gặp khó khăn, cùng với dữ liệu thị trường lao động mạnh mẽ, căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông khiến giá dầu tăng và nhận xét từ các quan chức Fed bao gồm Chủ tịch Jerome Powell đã khiến các nhà đầu tư giảm bớt kỳ vọng về thời điểm cắt giảm lãi suất.

Các dữ liệu kinh tế khác trong tuần bao gồm GDP sơ bộ quý I, dự kiến sẽ giảm nhẹ so với quý trước. Doanh số bán nhà mới và số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu cũng sẽ được công bố cùng với số liệu điều chỉnh về tâm lý người tiêu dùng và kỳ vọng lạm phát.

Báo cáo thu nhập của các ông lớn công nghệ

Báo cáo thu nhập từ các công ty công nghệ lớn sẽ được tung ra trong vài ngày tới, sau một tuần chứng kiến S&P 500, Dow JonesNasdaq có đợt giảm mạnh nhất trong vài năm trở lại đây

Mặc dù mùa báo cáo quý đầu tiên vẫn đang ở giai đoạn đầu nhưng kỳ vọng của nhà đầu tư đã giảm bớt. Theo dữ liệu LSEG, các nhà phân tích dự đoán mức tăng trưởng thu nhập chung của các công ty trong rổ S&P 500 là 2.9% so với cùng kỳ năm trước, giảm so với ước tính 5.1% vào đầu tháng 4.

Bốn trong số những gã khổng lồ công nghệ được nhắc tên sẽ ra báo cáo, bao gồm Tesla vào thứ Ba, Meta vào thứ Tư, tiếp theo là Microsoft và Alphabet vào thứ Năm.

Các công ty công nghệ lớn đóng vai trò quan trọng đối với S&P 500 vì những công ty này nắm giữ tỷ trọng lớn nhất trong rổ chỉ số này.

Giá dầu

Dầu tăng nhẹ vào thứ Sáu, nhưng lại ghi nhận mức giảm hàng tuần, sau khi Iran hạ thấp mức độ nghiêm trọng của cuộc tấn công trả đũa của Israel trên đất nước này, điều này là tín hiệu cho thấy có thể tránh được sự leo thang thù địch ở Trung Đông.

Giá dầu đã giảm khoảng 3% trong tuần trước. Cả hai chỉ số đều có mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ tháng Hai.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư không loại trừ khả năng căng thẳng ở Trung Đông sẽ làm gián đoạn nguồn cung.

Trong khi đó, các báo cáo hôm thứ Sáu cho biết Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự kiến OPEC+ sẽ bắt đầu tăng sản lượng dầu từ tháng Bảy.

Các thành viên OPEC+, dẫn đầu là Ả Rập Saudi và Nga, vào tháng trước đã đồng ý gia hạn cắt giảm sản lượng tự nguyện 2.2 triệu thùng mỗi ngày (bpd) cho đến cuối tháng 6. Điều đó đã giúp giữ giá dầu tăng cao.

Dữ liệu PMI

Các nhà đầu tư sẽ theo dõi chặt chẽ dữ liệu PMI của khu vực đồng tiền chung châu Âu, Mỹ và Anh vào thứ Ba để tìm kiếm dấu hiệu cho thấy lạm phát, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ, đang quay trở lại.

Chỉ số PMI tháng 3 của Hoa Kỳ cho thấy tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ nước này còn chậm lại trong tháng trước, cùng với lạm phát dịch vụ.

Số liệu PMI cũng có thể chỉ ra rằng nền kinh tế Eurozone đang phục hồi sau khi PMI tháng 3 cho thấy các hoạt động kinh tế đang dần ổn định và lạm phát dịch vụ giảm bớt, giúp ECB có thể tiến tới cắt giảm lãi suất vào tháng 6 như nhiều người mong đợi.

Cuộc họp BoJ

Các nhà đầu tư sẽ tìm manh mối về thời điểm tăng lãi suất tiếp theo của BoJ, khi ngân hàng này công bố dự báo tăng trưởng và lạm phát theo quý tại cuộc họp chính sách vào thứ Sáu tuần này

Tuần trước, thống đốc BoJ Kazuo Ueda cho biết ngân hàng "rất có thể" sẽ tăng lãi suất nếu lạm phát cơ bản tiếp tục tăng và bắt đầu giảm quy mô mua trái phiếu khổng lồ vào một thời điểm nào đó trong tương lai.

Nhận xét này củng cố kỳ vọng ngân hàng trung ương sẽ tăng mục tiêu lãi suất ngắn hạn trong năm nay từ mức 0-0.1%

Đồng Yên đã giảm giá kể từ quyết định của BoJ vào tháng trước về việc chấm dứt 8 năm lãi suất âm, do thị trường tập trung vào định hướng chính sách có phần dovish của họ, báo hiệu rằng lãi suất sẽ bị kẹt ở mức 0 trong một thời gian.

Investing

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

RBA tăng lãi suất OMO nhằm nâng cao thanh khoản hệ thống
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

RBA tăng lãi suất OMO nhằm nâng cao thanh khoản hệ thống

Ngân hàng Trung ương Úc (RBA) sẽ tăng lãi suất các hoạt động trên thị trường mở và bổ sung lượng hợp đồng repo kỳ hạn 7 ngày trong các phiên đấu giá hàng tuần. Đây là một phần trong quá trình chuyển đổi sang hệ thống “dự trữ dồi dào” nhằm quản lý thanh khoản hiệu quả hơn, một quan chức cấp cao cho biết hôm thứ Tư.
Trung Quốc đối mặt với làn sóng tranh chấp thương mại vì xuất khẩu dư thừa
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trung Quốc đối mặt với làn sóng tranh chấp thương mại vì xuất khẩu dư thừa

Trung Quốc đang đối mặt với số lượng tranh chấp thương mại kỷ lục tại WTO khi xuất khẩu dư thừa tràn ngập thị trường toàn cầu, gây phản ứng mạnh từ các đối tác thương mại. Với thặng dư thương mại gần 1 nghìn tỷ USD trong năm 2024, Bắc Kinh tiếp tục dựa vào xuất khẩu để bù đắp nhu cầu trong nước suy yếu. Tuy nhiên, chính sách này không chỉ làm gia tăng áp lực thuế quan từ Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump mà còn khiến nhiều nước, bao gồm cả các nền kinh tế mới nổi, đẩy mạnh điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa Trung Quốc.
Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc bắt tay thúc đẩy tự do thương mại trước làn sóng thuế quan Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc bắt tay thúc đẩy tự do thương mại trước làn sóng thuế quan Mỹ

Các bộ trưởng thương mại của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã cùng kêu gọi duy trì dòng chảy hàng hóa tự do, công bằng và cam kết tăng cường quan hệ kinh tế. Cuộc họp diễn ra chỉ vài ngày trước khi Mỹ chuẩn bị áp thuế mới đối với nhiều quốc gia.
Thuế quan đáp trả của Tổng thống Trump sẽ giáng đòn mạnh vào xuất khẩu Châu Á
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Thuế quan đáp trả của Tổng thống Trump sẽ giáng đòn mạnh vào xuất khẩu Châu Á

Các nhà lãnh đạo châu Á đang phải đối mặt với những quyết định khó khăn khi Tổng thống Donald Trump áp thuế đối với hàng nhập khẩu. Điều này gây ra thách thức lớn cho các nền kinh tế trong khu vực, vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu sang Mỹ và hưởng lợi từ thương mại tự do.
Tổng thống Trump đe dọa áp thuế thứ cấp đối với dầu mỏ Nga nếu không đạt được thỏa thuận về Ukraine
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Tổng thống Trump đe dọa áp thuế thứ cấp đối với dầu mỏ Nga nếu không đạt được thỏa thuận về Ukraine

Tổng thống Donald Trump tuyên bố ông đang "vô cùng tức giận" với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin vì kéo dài các cuộc đàm phán ngừng bắn với Ukraine, đồng thời ông đe dọa sẽ áp dụng thuế quan thứ cấp đối với những quốc gia mua dầu của Nga nếu không đạt được thỏa thuận.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ