25bps hay 50bps: Fed đau đầu với bài toán cắt giảm lãi suất!

25bps hay 50bps: Fed đau đầu với bài toán cắt giảm lãi suất!

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

16:27 13/09/2024

Cục Dự trữ Liên bang đang phải cân nhắc kỹ lưỡng về việc có nên hạ lãi suất nhiều hơn dự kiến ​​- 50bps - vào tuần tới hay sẽ cắt giảm 25bps trong bối cảnh các quan chức đang vật lộn với tốc độ nới lỏng chính sách tiền tệ.

Những câu hỏi về quy mô cắt giảm xuất hiện khi thị trường ngày càng đặt cược mạnh mẽ vào mức cắt giảm 25bps Fed khi cuộc họp quan trọng của Fed kết thúc vào thứ Tư.

Tuần tới có thể sẽ đánh giấu lần đầu tiên ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất sau hơn 4 năm và đồng thời cũng Fed cũng đã giữ lãi suất ở mức đỉnh trong 23 năm tại 5.25% - 5.5% kể từ tháng 7 năm ngoái. Động thái này sẽ diễn ra 7 tuần trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11.

Các quan chức cấp cao của Fed đã ủng hộ một loạt đợt cắt giảm lãi suất trong bối cảnh lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt và đồng thời ngân hàng cũng tập trung vào việc ngăn chặn những thiệt hại không đáng có cho nền kinh tế do chi phí đi vay cao hơn mức cần thiết.

Câu hỏi tiếp theo được đặt ra là làm thế nào để nhanh chóng đưa lãi suất trở lại mức “trung lập” mà không cản trở tăng trưởng.

Một đợt cắt giảm 50bps vào tháng 9 sẽ giúp Fed nhanh chóng đưa lãi suất trở lại mức bình thường, loại bỏ sự kìm hãm đối với nền kinh tế và bảo vệ thị trường lao động khỏi sự suy yếu mạnh hơn nữa.

Krishna Guha, phó chủ tịch của Evercore ISI, cho biết động thái cắt giảm lãi suất 50bps vào tuần tới “sẽ ít rủi ro hơn với một cuộc hạ cánh mềm”.

Donald Kohn, cựu phó chủ tịch Fed, cho biết ngay cả khi Fed quyết định hành động chậm vào tuần tới, họ vẫn có thể điều chỉnh chính sách nhanh chóng, như họ đã làm khi lạm phát tăng nóng hơn dự kiến ​​vào năm 2022.

Ông cho biết: “Họ có cơ hội bù đắp nếu họ đã chờ quá lâu, thông qua tốc độ cắt giảm và cách họ báo hiệu về những đợt cắt giảm lãi suất trong tương lai”.

Các nhà hoạch định chính sách không đưa ra cảnh báo về triển vọng kinh tế của Hoa Kỳ nhưng đã cảnh báo về rủi ro suy thoái. Một số quan chức cho rằng việc hạ lãi suất tại cuộc họp sắp tới là "hợp lý". Dữ liệu việc làm và lạm phát gần đây cũng đã củng cố thêm cho lập luận cắt giảm lãi suất "mạnh tay" hơn.

Tháng trước, Chủ tịch Fed Jay Powell cho biết ngân hàng trung ương sẽ "làm mọi thứ có thể để hỗ trợ thị trường lao động khi lộ trình giảm lạm phát đã đạt được tiến triển hơn".

Thống đốc Fed Christopher Waller hôm thứ Sáu tuần trước cho biết ông không loại trừ kịch bản nào "về quy mô và tốc độ cắt giảm lãi suất", đồng thời ông sẽ ủng hộ động thái cắt giảm mạnh mẽ hơn "nếu dữ liệu cho thấy sự cần thiết". Nhưng ông hy vọng bất kỳ động thái nào cũng sẽ được "thực hiện một cách thận trọng".

Thứ sáu tuần trước, chủ tịch Fed New York John Williams cho biết ông vẫn chưa quyết định quy mô cắt giảm lãi suất trong tháng này nhưng chia sẻ rằng ngân hàng trung ương đang "có vị thế tốt" để đạt được mục tiêu về lạm phát và việc làm.

“Chúng tôi sẽ họp lại và phân tích mọi thứ cũng như thảo luận về vấn đề đó,” ông chia sẻ về quy mô của đợt cắt giảm đầu tiên.

Tuy nhiên, việc Fed cắt giảm lãi suất 50bps trong tháng này có thể sẽ mang lại rủi ro.

Dữ liệu gần đây khá trái chiều, với báo cáo việc làm mới nhất cho thấy tốc độ tăng trưởng chậm hơn nhưng tỷ lệ thất nghiệp cũng giảm và tiền lương tăng. Dữ liệu lạm phát tuần này cho thấy áp lực giá cả đang hạ nhiệt ngay cả khi chỉ số CPI lõi, loại bỏ giá thực phẩm và năng lượng, vẫn giữ ổn định.

Một động thái cắt giảm lãi suất 50bps cũng có thể làm dấy lên mối lo ngại rằng ngân hàng trung ương đang ngày càng lo lắng về triển vọng kinh tế. Điều này có thể thúc đẩy thị trường tài chính kỳ vọng vào một đợt hạ lãi suất mạnh mẽ hơn, vượt kế hoạch nới lỏng chính sách của Fed.

Loretta Mester, cựu chủ tịch Fed Cleveland vào tháng 6, cho biết: "Có thể đưa ra lập luận cho mức cắt giảm 50bps nhưng các thông tin liên quan đến vấn đề này rất phức tạp và không có lý do chính đáng nào để thực hiện thách thức đó".

Việc cắt giảm sâu hơn dự kiến ​​cũng có nguy cơ gây ra những phản ứng về mặt chính trị, vì ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump đã cảnh báo Fed không nên cắt giảm lãi suất vào tháng 9, chỉ vài tuần trước cuộc bầu cử.

Ông Powell gần đây đã chia sẻ rằng Fed sẽ “không bao giờ sử dụng các biện pháp chính sách của mình để ủng hộ hoặc phản đối một đảng phái chính trị, một chính trị gia hoặc bất kỳ kết quả chính trị nào”.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

21 tỷ USD đổ vào ETF vàng trong quý đầu tiên của năm - Hội đồng Vàng Thế giới ghi nhận dòng tiền khổng lồ đang đầu tư vào vàng trên diện rộng

21 tỷ USD đổ vào ETF vàng trong quý đầu tiên của năm - Hội đồng Vàng Thế giới ghi nhận dòng tiền khổng lồ đang đầu tư vào vàng trên diện rộng

Theo nghiên cứu mới nhất từ Hội đồng Vàng Thế giới, những lo ngại ngày càng tăng rằng nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ chứng kiến tăng trưởng chậm hơn và lạm phát cao hơn đã thúc đẩy các nhà đầu tư ồ ạt đổ tiền vào vàng thay vì đứng ngoài quan sát
Thị trường dầu mỏ chao đảo giữa căng thẳng thương mại toàn cầu và lo ngại suy thoái
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thị trường dầu mỏ chao đảo giữa căng thẳng thương mại toàn cầu và lo ngại suy thoái

Giá dầu tăng nhẹ nhưng vẫn đang trên đà giảm tuần thứ hai liên tiếp khi bất ổn lan rộng trên thị trường toàn cầu bởi chính sách thương mại quyết liệt của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế và thúc đẩy nhà đầu tư tìm kiếm kênh trú ẩn an toàn.
Liệu cuộc chiến thuế quan của Trump đang vô tình trở thành đòn bẩy cho bước tiến công nghệ của Trung Quốc?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Liệu cuộc chiến thuế quan của Trump đang vô tình trở thành đòn bẩy cho bước tiến công nghệ của Trung Quốc?

Những đột phá công nghệ vĩ đại hiếm khi ra đời trong môi trường thuận lợi. Chúng thường được hình thành từ những cuộc xung đột, cạnh tranh gay gắt và nhu cầu tất yếu. Nhìn lại lịch sử từ sự phát triển của năng lượng hạt nhân, cuộc đua chinh phục vũ trụ, cho đến cuộc đối đầu trí tuệ nhân tạo hiện nay giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, ta thấy rằng nhịp độ đổi mới luôn tăng tốc mạnh mẽ khi tính cấp bách đạt đến đỉnh điểm.
Khủng hoảng thuế quan thời Trump: Ngòi nổ chưa tắt, rủi ro vẫn âm ỉ
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Khủng hoảng thuế quan thời Trump: Ngòi nổ chưa tắt, rủi ro vẫn âm ỉ

Thị trường tài chính Mỹ đã có một nhịp bật mạnh khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố tạm hoãn triển khai mức thuế quan đối ứng đối với phần lớn các đối tác thương mại – chỉ số S&P 500 tăng tới 9.5%. Tuy nhiên, niềm hân hoan đó không kéo dài lâu: ngay ngày hôm sau, S&P đã điều chỉnh giảm 3.5%, và có lẽ sẽ còn giảm thêm nữa.
Brexit: Hào quang thoáng qua trong cơn giông
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Brexit: Hào quang thoáng qua trong cơn giông

Những lợi ích thương mại ngắn hạn mà Brexiters tung hô chỉ là ảo ảnh trong bối cảnh thiệt hại kinh tế ngày càng rõ rệt. Chính sách thương mại của Trump đang đẩy Anh quay lại gần EU, dù nước này vẫn chưa thoát khỏi những hệ lụy lâu dài do rời khối.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ