4 xu hướng đầu tư "siêu tăng trưởng" cho năm 2022

4 xu hướng đầu tư "siêu tăng trưởng" cho năm 2022

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

09:15 03/01/2022

Nếu như năm 2021 đã bị đại dịch và các đợt short-squeeze chiếm sóng, thì 2022 sẽ là năm của các xu hướng tăng trưởng thần tốc. Hãy cùng điểm qua 4 xu hướng tăng trưởng bạn sẽ muốn đầu tư trong năm 2022.

An ninh mạng

Dù có nhiều xu hướng đầu tư đẻ ra tiền khác, không có cái nào an toàn hơn an ninh mạng. Bất kể kinh tế Mỹ tiến triển tốt hay xấu, tin tặc và robot không bao giờ nghỉ ngơi. Khi doanh nghiệp bắt đầu đưa dữ liệu vào đám mây trước tình hình đại dịch, các công ty cung cấp giải pháp an ninh mạng sẽ ngày càng được tin tưởng để bảo vệ các thông tin đó.

Cổ phiếu an ninh mạng tốt nhất lúc này đang là CrowdStrike. Nền tảng Falcon của họ sử dụng trí tuệ nhân tạo và quan sát khoảng 1 nghìn tỷ sự kiện mỗi ngày. Với việc được thiết lập trên đám mây, Falcon gọn nhẹ và hiệu quả hơn trong việc phát hiện và phản ứng với nguy hiểm thường trực, thay vì đợi nguy hiểm đến rồi mới giải quyết.

Điều đáng chú ý đó là lượng người đăng ký sử dụng của CrowdStrike đã tăng đột biến. Gần 5 năm trước, họ có 450 khách hàng. Cuối quý IV/2021, họ có gần 15,000. 68% số khách hàng này đã mua 4 gói module đám mây trở lên. Nhờ biên lợi nhuận cao trong ngành an ninh mạng, và khách hàng liên tục mua thêm vào các gói đăng ký vốn có, CrowdStrike đã vượt mục tiêu lợi nhuận gộp dài hạn 77% lên hơn 82%.

Cần sa?

Các cổ phiếu cần sa tại Mỹ đã bắt đầu 2021 rất bùng nổ, tuy nhiên lại là bom xịt trong 10 tháng sau. Tổng thống Joe Biden và các Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ không thể thông qua luật cải cách cần sa ở cấp độ liên bang, và nỗi thất vọng của giới đầu tư và phố Wall là rất rõ rệt.

Nhưng không việc gì phải cay cú cả. 36 tiểu bang đã hợp pháp hóa cần sa tới một mức độ nhất định, và Bộ Tư pháp đang có kế hoạch để các bang tự quyết định về vấn đề này. Dù việc hợp pháp hóa sẽ chỉ giúp giải tỏa một số vấn đề về hiệu suất, ngành công nghiệp cần sa vẫn có thể tăng trưởng hai chữ số tới giữa thập kỷ mà không cần cải cách liên bang nào.

Green Thumb Industries là một ví dụ điển hình của một cổ phiếu cần sa vẫn rất mạnh, kể cả khi cỏ chưa được cấp phép toàn quốc. Green Thumb là một công ty đa bang với 68 trạm cung cấp cho 14 thị trường tại Mỹ. Họ đánh vào các bang thu nhập cao để quảng bá thương hiệu và tìm kiếm khách hàng trung thành.

Một bí mật khác của Green Thumb là cách họ phân bổ lợi nhuận. Phần lớn doanh thu của công ty tới từ các sản phẩm dẫn suất lợi nhuận cao, như dầu cần hay bánh cần. Những mặt hàng này khó bị quá cung hay chịu áp lực giá.

Điện toán đám mây biên

Một xu hướng khác nhận được rất nhiều sự chú ý nửa sau năm 2021 là metaverse. Ta đang ở giai đoạn đầu của thứ công nghệ mới mẻ này, nhưng có một điều metaverse cần để thành công đó là cải thiện độ trễ. Đó là lúc các công ty đám mây biên vào cuộc.

Điện toán biên là một hệ thống phân phối với mục tiêu duy nhất là đưa các ứng dụng và dữ liệu của doanh nghiệp tới gần hơn với máy chủ cục bộ/máy chủ gốc. Các công ty điện toán biên hướng tới việc giảm độ trễ và đảm bảo rằng nội dung đến được người dùng nhanh và an toàn nhất có thể. Theo ReportLinker, thị trường điện toán đám mây biên được dự báo sẽ tăng trưởng trung bình 19% từ năm 2021 đến 2026.

Công ty đáng chú ý nhất trong mảng này là Fastly. Dù họ có gặp vấn đề dịch vụ trong tháng Sáu, Fastly đã không ngừng xây dựng mạng lưới khách hàng. Dù các khoản đầu tư và chi phí hoạt động gây áp lực không nhỏ cho thu nhập công ty, biên lợi nhuận gộp của họ liên tục nằm trong khoảng 52% đến 62%.

Hơn nữa, tốc độ tăng trưởng và chi tiêu trung bình của các khách hàng doanh nghiệp đang tăng lên từng ngày. Kể cả khi nhiều người đang tìm thấy sự bình ổn của năm 2021, nhu cầu dịch vụ của Fastly vẫn là rất cao.

Lưu trữ dữ liệu

Xu hướng thứ tư trong năm 2022 sẽ là bất kỳ thứ gì liên quan đến lưu trữ dữ liệu.

Trước đại dịch, ta đã chứng kiến sự dịch chuyển chậm rãi của dữ liệu sang các đám mây. Nhưng đại dịch đã thay đổi cách ta làm việc; nhiều hoạt động diễn ra online và trên đám mây hơn trước. Theo một báo cáo của Grand View Research, thế hệ tiếp theo của thị trường lưu trữ được kỳ vọng sẽ tăng trưởng trung bình 12.5% từ năm 2019 đến 2025.

Một số công ty đáng chú ý trong ngành có thể kể đến Western Digital và Micron Technology. Western Digital hiện đã hưởng lợi khá nhiều từ ngành game, vốn có nhu cầu lưu trữ thông tin lớn. Nhưng phần cứng trong hệ thống của Western có thể sẽ là động lực tăng trưởng dài hạn của họ. Chỉ trong vài năm, giải pháp NAND của họ đã trở thành lựa chọn tin dùng của các trung tâm dữ liệu doanh nghiệp.

Còn với Micron, họ hưởng lợi từ phong trào ở nhà. Nhiều máy tính và thiết bị điện tử được tiêu thụ, và Micron đang thu lời từ doanh số điện thoại thông minh và xe điện. Khủng hoảng chuỗi cung ứng cùng nhiều năm tích lũy đảm bảo với Micron và các công ty trong ngành rằng quá cung hay giá thấp sẽ không phải là vấn đề.

The Motley Fool

Broker listing

Cùng chuyên mục

BoJ thận trọng với lộ trình tăng lãi suất, chưa vội can thiệp thị trường trái phiếu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

BoJ thận trọng với lộ trình tăng lãi suất, chưa vội can thiệp thị trường trái phiếu

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản không thấy cần thiết phải điều chỉnh mạnh kế hoạch cắt giảm mua trái phiếu, trừ khi thị trường biến động nghiêm trọng. Thành viên Hội đồng Asahi Noguchi nhấn mạnh BoJ nên tiếp tục tăng lãi suất một cách thận trọng, do lạm phát hiện tại chủ yếu đến từ chi phí nhập khẩu chứ không phải tăng lương bền vững. Lạm phát dịch vụ vẫn chưa vượt 2%, khiến mục tiêu giá ổn định dài hạn vẫn còn xa.
Bắc Kinh mở rộng góc nhìn tài khóa giữa áp lực tăng trưởng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bắc Kinh mở rộng góc nhìn tài khóa giữa áp lực tăng trưởng

Bắc Kinh đang mở rộng cách tiếp cận tài khóa bằng cách tính đến giá trị tài sản nhà nước, không chỉ riêng nợ công. Cách tiếp cận mới này có thể giúp Trung Quốc biện minh cho việc chi tiêu lớn hơn, dù tổng nợ đã cao. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ phụ thuộc vào khả năng quản lý minh bạch và khai thác tài sản công một cách bền vững.
USD lao dốc giữa lo ngại tài khóa, Bitcoin và vàng tăng mạnh
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

USD lao dốc giữa lo ngại tài khóa, Bitcoin và vàng tăng mạnh

Đồng USD rơi xuống mức thấp nhất hai tuần do lo ngại về tài chính Mỹ và phiên đấu giá trái phiếu kém sôi động. Trong khi đó, nhà đầu tư tìm đến các tài sản thay thế như vàng và Bitcoin, đẩy giá hai tài sản này lên mức cao mới. Dự luật chi tiêu và thuế của Trump tiếp tục đối mặt với hoài nghi và chia rẽ trong nội bộ Đảng Cộng hòa.
Trái phiếu chính phủ Mỹ chịu áp lực trước lo ngại tài khóa và nợ công
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trái phiếu chính phủ Mỹ chịu áp lực trước lo ngại tài khóa và nợ công

Nhu cầu yếu trong phiên đấu giá trái phiếu chính phủ kỳ hạn 20 năm phản ánh lo ngại ngày càng tăng về bức tranh tài khóa và nợ công của Mỹ. Lợi suất tăng vọt, đồng USD và chứng khoán đồng loạt giảm khi thị trường phản ứng với rủi ro từ dự luật thuế và chi tiêu mới tại Quốc hội. Các nhà đầu tư ngày càng nghi ngờ khả năng kiểm soát thâm hụt ngân sách, trong khi sức hấp dẫn của trái phiếu Mỹ suy giảm trước cạnh tranh toàn cầu.
2 Lý do đà tăng 40% của Netflix vẫn chưa kết Thúc | Investing.com
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

2 Lý do đà tăng 40% của Netflix vẫn chưa kết Thúc | Investing.com

Cổ phiếu của Netflix đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những tuần gần đây, tăng hơn 40% kể từ tuần đầu tiên của tháng 4, phá vỡ các kỷ lục trước đó và bước vào vùng giá bốn chữ số hiếm hoi. Mặc dù đợt tăng trưởng như vậy có xu hướng dấy lên lo ngại về việc quá nóng, đặc biệt khi chỉ số RSI hiện ở mức 68, vẫn còn hai lý do chính để tin rằng đà tăng sẽ kéo dài đến mùa hè, và tại sao một nhịp điều chỉnh dù nhỏ cũng nên được xem là cơ hội mua.
USD suy yếu giữa lo ngại về chính sách thuế và niềm tin vào tài sản Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

USD suy yếu giữa lo ngại về chính sách thuế và niềm tin vào tài sản Mỹ

Đồng USD tiếp tục giảm khi các bất ổn liên quan đến dự luật thuế của Trump, căng thẳng thương mại và triển vọng tài khóa khiến nhà đầu tư thận trọng hơn với tài sản Mỹ. Trong khi Fed duy trì lập trường thận trọng, thị trường vẫn kỳ vọng các thỏa thuận thương mại sẽ thành hiện thực nhưng thiếu động lực mới để duy trì đà tăng.
Tâm lý doanh nghiệp Nhật Bản suy yếu do bất ổn thương mại với Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Tâm lý doanh nghiệp Nhật Bản suy yếu do bất ổn thương mại với Mỹ

Tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất Nhật Bản suy yếu trong tháng 5 và dự kiến sẽ tiếp tục giảm do bất ổn từ chính sách thuế quan của Mỹ và triển vọng kinh tế toàn cầu mờ nhạt. Dù một số lĩnh vực như vận tải và dịch vụ vẫn giữ được sự ổn định, niềm tin chung đang chịu áp lực bởi chi phí tăng cao và kinh tế Trung Quốc trì trệ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ