5 câu chuyện đáng chú ý trong tuần cuối cùng của năm 2021

5 câu chuyện đáng chú ý trong tuần cuối cùng của năm 2021

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

10:34 27/12/2021

Như vậy, 2021 đang bước vào giai đoạn nước rút. Đây sẽ tiếp tục là một tuần giao dịch với thanh khoản mỏng, cùng với câu chuyện Omicron.

2021 có vẻ sẽ kết thúc trong êm đềm thay vì sôi động, nhưng dù sao đây cũng là một năm vô cùng bội thu giới đầu tư. Tuần nghỉ lễ cũng đồng nghĩa với việc có ít ngày giao dịch hơn, và thanh khoản mỏng sẽ là vấn đề của mọi thị trường. Liệu đây sẽ tạo cơ hội cho một cuối năm lạc quan, hay tạo thêm bất ngờ?

Sau đây là 5 sự kiện đáng chú ý trong tuần cuối cùng của năm nay:

1. “Santa Rally”

Không khí Giáng sinh đã về với thị trường khi cuối tuần trước, chỉ số S&P 500 đóng cửa ở mức đỉnh lịch sử, và nhiều chỉ số khác cũng tăng mạnh. Đây sẽ là tiền đề cho tuần giao dịch này với “Santa Rally”, khi thanh khoản mỏng và ít dữ liệu kinh tế giúp thị trường đi theo con đường dễ dàng nhất, và trong suốt những năm nay, con đường đó là tăng. Dù vậy, tuần nghỉ lễ này cũng trùng với đợt bùng phát của chủng Omicron. Đây là gợi nhớ cho các trader rằng vẫn sẽ có tin xấu, và ảnh hưởng sẽ bị khuếch đại do thanh khoản thấp.

2. Trữ dầu thô

Trước một tuần ít thông tin được công bố, thị trường sẽ rất để mắt tới báo cáo trữ dầu tại Mỹ vào ngày thứ Tư. Tuần trước, trữ dầu giảm mạnh nhất kể từ tháng Chín, cùng với tâm lý lạc quan hơn với chủng Omicron đã giúp dầu thô tăng 4%. Cùng lúc đó, trữ xăng xe lại tăng nhiều hơn kỳ vọng, một dấu hiệu cho thấy nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu đang giảm trước sự bùng phát của Omicron. Những người tham gia trong ngành dầu khí đang kỳ vọng nhu cầu sẽ về lại mức trước dịch trong năm 2022; OPEC+ đang chuẩn bị tăng sản lượng lần nữa, và đây sẽ là lần kiểm tra cuối cùng trong năm để xem câu chuyện này có thành sự thực trong mùa đông hay không.

3. Một tuần ít dữ liệu kinh tế

Có rất ít số liệu sẽ được công bố trong tuần này, như doanh số bán nhà chờ xử lý vào thứ Tư, xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu và PMI Chicago vào thứ Năm. Các báo cáo sẽ tiết lộ một số khía cạnh của nền kinh tế trong giai đoạn cuối năm, bao gồm cả lạm phát và tăng trưởng.

4. Omicron

Dù ngày lễ có thể ảnh hưởng đến việc xét nghiệm, những thông tin mới ra lò về mức độ nghiêm trọng của chủng Omicron sẽ tiếp tục được giới đầu tư để ý. Đà tăng tuần trước một phần cũng đến từ việc dù Omicron lây lan nhanh hơn, chủng này không gây triệu chứng nặng, có thể do miễn dịch nhờ vắc xin, hoặc bản chất của virus.

Hai điều cần theo dõi là liệu số liệu sơ bộ này có được hỗ trợ tiếp hay không, và ảnh hưởng lên thị trường ra sao. Nam Phi đã bắt đầu nới lỏng một số lệnh cách ly và xét nghiệm; cuộc chiến giữa việc không để bệnh viện quá tải, và giữ sự an toàn của người dân vẫn tiếp tục. Giới đầu tư sẽ tiếp tục đánh giá xem các quốc gia khác sẽ tiếp bước Nam Phi hay không, và liệu việc đại dịch kết thúc đã được định giá vào thị trường chưa.

5. Trung Quốc

Trung Quốc sẽ là tâm điểm của tuần cuối năm này. Số liệu PMI tháng Mười Hai sẽ được công bố cuối tuần; PMI sản xuất được dự báo giảm nhẹ xuống 49.6 điểm. Con số này đã ở quanh mức 50 một thời gian, và với việc Trung Quốc sẽ mạnh tay với chủng Omicron, nó sẽ rất đáng quan tâm.

Chứng khoán Trung Quốc cũng sẽ được để mắt sau khi quốc gia này thắt chặt, nhưng không cấm việc niêm yết trên sàn nước ngoài. Sau một năm thị trường nội địa chao đảo, đây sẽ tạo chút tâm lý lạc quan cho các nhà đầu tư.

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá

Tăng thuế và lương tối thiểu tại Anh gây sức ép lên các doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải tăng giá hoặc giảm lợi nhuận. Ngành khách sạn, đặc biệt là các quán rượu, dự báo giá đồ uống sẽ tăng, trong khi Ngân hàng Anh lo ngại lạm phát có thể vượt mục tiêu 4% vào cuối năm nay.
Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu

Việc Mỹ áp thuế nhập khẩu lên hàng hóa châu Âu đã khiến giới chức Brussels lo ngại về viễn cảnh u ám cho ngành sản xuất của khối, vốn đã chật vật vì các biện pháp thuế quan của Washington đối với ô tô và thép. Tuy nhiên, mối đe dọa lớn hơn lại đến từ một hướng khác: làn sóng hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc và các nước châu Á có thể tràn vào châu Âu, làm trầm trọng thêm áp lực lên nền kinh tế khu vực.
Đồng USD và ngày lao dốc lịch sử: Khi các quy tắc cũ không còn đúng
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Đồng USD và ngày lao dốc lịch sử: Khi các quy tắc cũ không còn đúng

Trong giới tài chính toàn cầu, đồng USD từ lâu được coi là "vị vua không ngai" — một tài sản trú ẩn an toàn, đồng thời là đồng tiền dự trữ của thế giới. Mỗi lần khủng hoảng ập đến, dòng tiền lại đổ về Mỹ, đẩy giá trị đồng bạc xanh lên cao như một quy luật bất thành văn.
Cú sốc 2.5 nghìn tỷ USD: Phố Wall chao đảo vì thuế quan của Trump
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cú sốc 2.5 nghìn tỷ USD: Phố Wall chao đảo vì thuế quan của Trump

Quyết định áp thuế mạnh tay của Donald Trump đã khiến Phố Wall mất 2.5 nghìn tỷ USD vốn hóa, đồng thời làm dấy lên lo ngại suy thoái. Các ngân hàng Mỹ lao dốc, Apple chịu cú sốc lớn nhất trong lịch sử, còn giá dầu Brent giảm mạnh. Trong khi Trung Quốc tuyên bố sẽ đáp trả, đồng minh châu Âu cũng lên án gay gắt, cảnh báo về một cuộc chiến thương mại leo thang.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ