5 điều các trader không thể bỏ qua trong tuần giao dịch mới!

5 điều các trader không thể bỏ qua trong tuần giao dịch mới!

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

09:39 07/02/2022

Tháng Hai bắt đầu với một cuộc giằng co. Biến động mạnh của các cổ phiếu Big Tech như Alphabet, Facebook, hay Amazon đều đã dẫn dắt thị trường. Báo cáo NFP vượt kỳ vọng cũng cho thấy kinh tế Mỹ vẫn đang kiên cường, còn dầu vượt đỉnh 7 năm và tiền điện tử quay trở lại đường đua tăng giá. Chốt tuần trước, S&P 500 tăng 1.5%, Nasdaq tăng 2.4% và Dow Jones tăng 1%.

Đây đã tạo tiền đề cho tuần mới với báo cáo CPI và một loạt báo cáo kết quả kinh doanh nữa. Xung đột Ukraine-Nga cũng sẽ rất đáng chú ý.

Đây là những điều cần biết để bắt đầu tuần giao dịch mới.

1. Báo cáo CPI Mỹ

Tháng Một ghi nhận 467 nghìn việc làm mới, khiến giới phân tích bất ngờ khi ban đầu kỳ vọng không cao do ảnh hưởng của Omicron. Đây là lời nhắc nhở về sức mạnh của thị trường lao động Mỹ, và lý do tại sao Mỹ không coi Covid là một mối lo quá lớn. Cuối cùng, kinh tế vẫn nóng, lạm phát vẫn nóng.

Báo cáo CPI sẽ được công bố vào thứ Năm, và được kỳ vọng sẽ tăng 0.5% so với tháng trước và 7.3% so với cùng kỳ năm ngoái, còn CPI lõi được kỳ vọng tăng 0.5% so với tháng trước và 5.9% so với cùng kỳ năm ngoái. Với việc Fed có thể tăng lãi suất hơn 4 lần, báo cáo lần này sẽ rất quan trọng.

2. Báo cáo kết quả kinh doanh - ảnh hưởng từ dịch bệnh

Một cách để phân tích báo cáo thất vọng của Meta là các ảnh hưởng của dịch bệnh không còn có lợi cho các công ty công nghệ. Amazon phục hồi nhiều phần là do những gì tồi tệ nhất đã được phản ánh vào giá. Ta sẽ tiếp tục đón báo cáo của một số công ty hưởng lợi/thiệt hại nặng nề từ Covid như Pfizer, Twitter, AstraZeneca.

3. Báo cáo kết quả kinh doanh - ảnh hưởng từ lạm phát

Câu chuyện tiếp theo trong mùa báo cáo tài chính sẽ là ảnh hưởng của lạm phát lên các doanh nghiệp. Phần lớn các công ty nằm ở mảng vật liệu, tiêu dùng và thực phẩm. Tất cả đều sẽ cho thấy bức tranh về lạm phát, và liệu khủng hoảng chuỗi cung ứng có còn nghiêm trọng. Một số công ty đáng chú ý trong nhóm này là Coca-Cola, Pepsi, CVS và Sysco.

4. Xung đột Nga-Ukraine

Nỗ lực ngoại giao và hoạt động điều quân sẽ vẫn tiếp tục tại biên giới Nga-Ukraine. Reuters cho biết tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ thăm Nga để đối thoại với tổng thống Putin trong 2 ngày thứ Hai và thứ Ba, còn Washington Post cũng thông báo tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đàm thoại với thủ tướng Đức Olaf Scholz. Đây là diễn biến sau khi Mỹ ghi nhận Nga đã có 70% lực lượng cần thiết để tiến hành xâm lược cả Ukraine, dù không nói gì đến việc Nga có thực sự làm hay không.

Diễn biến giữa Nga và phương tây cực kỳ quan trọng, và giá dầu & khí đốt sẽ rất được quan tâm, đặc biệt sau khi giá dầu vượt $90/thùng.

5. Tiền điện tử trở lại

Sau khi giảm gần 20% trong tháng Một, Bitcoin đã tăng 8% trong tháng Hai, còn Ethereum tăng 12%.

Câu hỏi vẫn là câu chuyện gì đang dẫn dắt thị trường? Đợt hồi phục này bám khá sát với Nasdaq sau đợt điều chỉnh tháng Một, vậy liệu crypto có đang tương quan với cổ phiếu? Ngoài ra, khi nhiều người coi Bitcoin là một công cụ phòng hộ lạm phát, báo cáo CPI tuần này cũng sẽ rất đáng chú ý.

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá

Tăng thuế và lương tối thiểu tại Anh gây sức ép lên các doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải tăng giá hoặc giảm lợi nhuận. Ngành khách sạn, đặc biệt là các quán rượu, dự báo giá đồ uống sẽ tăng, trong khi Ngân hàng Anh lo ngại lạm phát có thể vượt mục tiêu 4% vào cuối năm nay.
Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu

Việc Mỹ áp thuế nhập khẩu lên hàng hóa châu Âu đã khiến giới chức Brussels lo ngại về viễn cảnh u ám cho ngành sản xuất của khối, vốn đã chật vật vì các biện pháp thuế quan của Washington đối với ô tô và thép. Tuy nhiên, mối đe dọa lớn hơn lại đến từ một hướng khác: làn sóng hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc và các nước châu Á có thể tràn vào châu Âu, làm trầm trọng thêm áp lực lên nền kinh tế khu vực.
Đồng USD và ngày lao dốc lịch sử: Khi các quy tắc cũ không còn đúng
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Đồng USD và ngày lao dốc lịch sử: Khi các quy tắc cũ không còn đúng

Trong giới tài chính toàn cầu, đồng USD từ lâu được coi là "vị vua không ngai" — một tài sản trú ẩn an toàn, đồng thời là đồng tiền dự trữ của thế giới. Mỗi lần khủng hoảng ập đến, dòng tiền lại đổ về Mỹ, đẩy giá trị đồng bạc xanh lên cao như một quy luật bất thành văn.
Cú sốc 2.5 nghìn tỷ USD: Phố Wall chao đảo vì thuế quan của Trump
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cú sốc 2.5 nghìn tỷ USD: Phố Wall chao đảo vì thuế quan của Trump

Quyết định áp thuế mạnh tay của Donald Trump đã khiến Phố Wall mất 2.5 nghìn tỷ USD vốn hóa, đồng thời làm dấy lên lo ngại suy thoái. Các ngân hàng Mỹ lao dốc, Apple chịu cú sốc lớn nhất trong lịch sử, còn giá dầu Brent giảm mạnh. Trong khi Trung Quốc tuyên bố sẽ đáp trả, đồng minh châu Âu cũng lên án gay gắt, cảnh báo về một cuộc chiến thương mại leo thang.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ