AUD, NZD: Áp lực chồng chất áp lực

AUD, NZD: Áp lực chồng chất áp lực

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

09:38 31/01/2022

Các đồng tiền Antipodean, vốn đã chịu rất nhiều áp lực đầu năm 2022, vẫn sẽ tiếp tục bị đồng đô la Mỹ phả hơi nóng khi bước sang năm Nhâm Dần

AUDUSD (màu đậm) và NZDUSD (màu nhạt) trên đồ thị W1
AUDUSD (màu đậm) và NZDUSD (màu nhạt) trên đồ thị W1

AUD và NZD đều đã giảm hơn 3% so với USD trong năm nay, và đây có thể chưa phải là đáy. dù cả hai sẽ không sập thẳng tắp. AUDUSD có thể tìm được hỗ trợ tại 0.68, còn NZDUSD, tại 0.64.

Tại Úc, lạm phát nóng đang đẩy mạnh những kỳ vọng rằng RBA sẽ sớm tăng lãi suất. Ngân hàng Dự trữ Úc sẽ họp thứ Ba tuần này trước tình hình lợi suất trái phiếu Úc đã tăng vọt. Dù nhiều khả năng RBA sẽ tăng lãi suất sớm hơn định hướng chính sách, các trader có vẻ đang kỳ vọng hơi quá trong năm nay. Bất chấp lợi suất địa phương tăng, chênh lệch lợi suất thực Mỹ-Úc vẫn đang có lợi cho USD.

Trong khi đó, các lần tăng lãi suất của RBNZ vẫn chưa thể hãm lại áp lực giá, khi lạm phát quý IV/2021 tăng nguyên 1% lên 5.9% so với quý trước. Điều đó sẽ khiến giới đầu tư lãi suất thực không còn mặn mà, gây sức ép lên đồng kiwi.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sự thoái trào của chủ nghĩa 'Nước Mỹ là trên hết' thúc đẩy đà phục hồi của thị trường châu Âu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Sự thoái trào của chủ nghĩa 'Nước Mỹ là trên hết' thúc đẩy đà phục hồi của thị trường châu Âu

Trong bối cảnh chính sách thương mại và an ninh toàn cầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang làm lung lay vai trò dẫn dắt truyền thống của nước Mỹ, các thị trường tài chính châu Âu — vốn im ắng suốt nhiều năm — đang chứng kiến sự trỗi dậy ngoạn mục.
Liệu chính sách hỗn loạn của Nhà Trắng có châm ngòi cho làn sóng rút vốn khỏi đồng USD?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Liệu chính sách hỗn loạn của Nhà Trắng có châm ngòi cho làn sóng rút vốn khỏi đồng USD?

Sự rung lắc dữ dội trên thị trường tài chính Mỹ tuần qua không chỉ phản ánh tác động tức thời từ chính sách thuế quan khó lường của Nhà Trắng, mà còn hé lộ một nguy cơ nghiêm trọng hơn: niềm tin vào trái phiếu chính phủ Mỹ – biểu tượng của an toàn tài chính toàn cầu – đang lung lay.
Thị trường vàng Trung Quốc quý I: Giá tăng kỷ lục thúc đẩy đầu tư nhưng kìm hãm nhập khẩu và nhu cầu trang sức
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Thị trường vàng Trung Quốc quý I: Giá tăng kỷ lục thúc đẩy đầu tư nhưng kìm hãm nhập khẩu và nhu cầu trang sức

Giá vàng tại Trung Quốc tăng mạnh trong quý I/2025 nhờ căng thẳng địa chính trị, USD yếu và dòng vốn lớn vào các quỹ ETF vàng. Tuy nhiên, giá cao lại kìm hãm nhập khẩu và làm suy yếu nhu cầu vàng trang sức. Ngân hàng trung ương và nhà đầu tư vẫn tiếp tục tích lũy vàng giữa bối cảnh lo ngại kinh tế và thương mại gia tăng.
Chứng khoán châu Á và hợp đồng tương lai Mỹ giảm sau khi 'ông lớn công nghệ' Nvidia bị Mỹ hạn chế xuất khẩu chip
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Chứng khoán châu Á và hợp đồng tương lai Mỹ giảm sau khi 'ông lớn công nghệ' Nvidia bị Mỹ hạn chế xuất khẩu chip

Chứng khoán châu Á giảm nhẹ, trong khi hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Mỹ đồng loạt đi xuống trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng, sau khi Nvidia cho biết chính phủ Mỹ vừa áp đặt thêm lệnh hạn chế đối với một số dòng chip xuất khẩu sang Trung Quốc.
Doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc ngày càng khốn đốn vì “đòn phản công” từ Bắc Kinh
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc ngày càng khốn đốn vì “đòn phản công” từ Bắc Kinh

Suốt nhiều thập kỷ, các chính trị gia Mỹ luôn ủng hộ mạnh mẽ doanh nghiệp nước mình đầu tư vào Trung Quốc. Họ thúc đẩy việc mở cửa thị trường Trung Quốc cho ngân hàng Mỹ, các hãng sản xuất máy bay hay chuỗi thức ăn nhanh. Ví dụ, Boeing – hãng sản xuất máy bay của Mỹ – bắt đầu nhận được đơn hàng từ Trung Quốc ngay sau chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Nixon vào năm 1972.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ