Blue Orca Capital: Trung Quốc đang trở thành “hố đen dữ liệu”

Blue Orca Capital: Trung Quốc đang trở thành “hố đen dữ liệu”

Nguyễn Mai Vinh

Nguyễn Mai Vinh

Junior Analyst

17:51 18/10/2023

Theo nhà sáng lập của quý bán khống Blue Orca Capital LLC, hạn chế của Trung Quốc đối với lượng truy cập dữ liệu từ nước ngoài đang khiến các nhà đầu tư bỏ chạy.

Soren Aandahl, nhà sáng lập quỹ bán khống Blue Orca Capital LLC, cho biết khó khăn ngày càng tăng mà các công ty nước ngoài gặp phải trong việc truy cập cơ sở dữ liệu doanh nghiệp đang biến Trung Quốc “thành một hố đen về thông tin đầu tư”.

Bắc Kinh đã thắt chặt kiểm soát dữ liệu doanh nghiệp và kinh tế mà họ cho là nhạy cảm khi cạnh tranh gay gắt với Mỹ và khi nền kinh tế gặp khó khăn. Ông Aandahl cho biết các quy định này có thể làm trầm trọng tình trạng rút vốn nước ngoài đang diễn ra.

Ông nói: “Không nghi ngờ gì nữa, khả năng truy cập dữ liệu đã thay đổi đáng kể”. “Điều đó sẽ đẩy các nhà đầu tư rời khỏi Trung Quốc”.

Khó khăn trong việc tiếp cận dữ liệu, cùng với định giá thị trường lao dốc, đã khiến Blue Orca phải cắt giảm thời gian nghiên cứu các công ty Trung Quốc niêm yết tại Hồng Kông và Mỹ xuống còn 5% đến 15%, giảm từ khoảng 70% trước đó.

Ông Aandahl cho biết, danh sách những công ty nộp thuế cấp tỉnh và thành phố có lợi nhuận cao nhất không còn được công bố nữa. Vào đầu những năm 2010, các công ty báo cáo tài chính chi tiết cho cơ quan Quản lý Công nghiệp và Thương mại Nhà nước địa phương, trong khi hiện nay khả năng tiếp cận các số liệu cơ bản như doanh thu, tổng tài sản và nợ phải trả cũng như thu nhập ròng của các nhà đầu tư dần bị hạn chế.

“Đây là ví dụ về sự suy giảm tính minh bạch trên thị trường, gây tác động lớn đến đầu tư”. “Khả năng tiếp cận chưa bị mất hoàn toàn. Tuy nhiên, ngày nay nó đã bị hạn chế rất nhiều so với trước đây”.

Trung Quốc gần đây cũng đã ngừng công bố tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên và ước tính giá trị tài sản ròng của các quỹ tương hỗ. Nước này cũng đang thắt chặt các quy định xung quanh hoạt động bán khống nhằm ngăn chặn đà trượt dốc của thị trường chứng khoán.

Trong tuyên bố những thay đổi này, Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc cho biết họ muốn tăng cường giám sát “các hoạt động chênh lệch giá”, phù hợp với lời kêu gọi của các nhà hoạch định chính sách gần đây nhằm hạn chế đầu cơ trên các loại tài sản.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Ishiba khẳng định Nhật Bản sẽ không dễ dãi trong đàm phán thuế quan với Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Ishiba khẳng định Nhật Bản sẽ không dễ dãi trong đàm phán thuế quan với Mỹ

Thủ tướng Shigeru Ishiba tuyên bố Nhật Bản sẽ không chấp nhận mọi yêu cầu từ Mỹ chỉ để đạt được thỏa thuận thương mại, đặc biệt trong các lĩnh vực nhạy cảm như ô tô và nông nghiệp. Tokyo đang chuẩn bị cho vòng đàm phán tiếp theo với chiến lược thận trọng, trong bối cảnh các yêu cầu cụ thể từ phía Mỹ vẫn chưa rõ ràng. Ishiba khẳng định chính phủ sẽ ưu tiên bảo vệ lợi ích quốc gia và không vội nhượng bộ trong các vấn đề trọng yếu.
Đồng USD suy yếu sau các chỉ trích của Trump nhắm vào Fed
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Đồng USD suy yếu sau các chỉ trích của Trump nhắm vào Fed

Đồng USD giảm mạnh sau khi Tổng thống Trump chỉ trích Chủ tịch Fed Jay Powell, làm dấy lên lo ngại về sự can thiệp chính trị vào chính sách tiền tệ. Các tài sản trú ẩn như vàng và franc Thụy Sĩ tăng giá, trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ và chỉ số chứng khoán toàn cầu biến động. Giới đầu tư đánh giá tình trạng bất định này có thể gây thêm áp lực lên thị trường tài chính Mỹ.
Trung Quốc cảnh báo trả đũa các nước nghiêng về Mỹ, gây tổn hại cho lợi ích của Bắc Kinh
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Trung Quốc cảnh báo trả đũa các nước nghiêng về Mỹ, gây tổn hại cho lợi ích của Bắc Kinh

Chính phủ Trung Quốc vừa cảnh báo sẽ có hành động đáp trả nếu bất kỳ quốc gia nào ký thỏa thuận thương mại với Mỹ mà làm tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc. Thông điệp này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
Áp lực thuế từ Trump: Cú hích cải cách thương mại cho Ấn Độ?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Áp lực thuế từ Trump: Cú hích cải cách thương mại cho Ấn Độ?

Ba thập kỷ sau cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán năm 1991 – thời điểm buộc Ấn Độ phải bung cánh cửa hội nhập kinh tế bằng loạt cải cách "đại phẫu" – quốc gia Nam Á một lần nữa đứng trước áp lực tái cơ cấu, lần này không phải từ nội tại mà đến từ môi trường địa chính trị phức tạp và một đối tác thương mại đầy biến số: Hoa Kỳ dưới thời Donald Trump.
Nền kinh tế toàn cầu đang thích nghi ra sao với trật tự thuế quan mới?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nền kinh tế toàn cầu đang thích nghi ra sao với trật tự thuế quan mới?

Cuộc chiến thương mại vẫn đang âm ỉ và dường như sẽ tiếp diễn trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump. Nền kinh tế toàn cầu với chính sách thuế quan thấp mà Hoa Kỳ khởi xướng và duy trì trong suốt thời kỳ hậu Thế chiến thứ hai đã trở thành dĩ vãng. Mức thuế quan hiệu quả của Hoa Kỳ được dự báo sẽ ổn định trên ngưỡng 10%, vượt xa con số 2,5% vốn áp dụng cho đến năm trước. Trong bối cảnh này, việc phác họa lại bản đồ kinh tế toàn cầu với trật tự thuế quan mới trở nên cấp thiết.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ