Các khoản cho vay khẩn cấp của Fed có sự biến động quan trọng

Các khoản cho vay khẩn cấp của Fed có sự biến động quan trọng

Lê Nhật Thanh

Lê Nhật Thanh

Junior Analyst

10:26 28/04/2023

Dữ liệu cho thấy các ngân hàng đang sử dụng công cụ cho vay chiết khấu đặc biệt (discount window) và Cơ sở cho vay dành cho các ngân hàng (BTFP) nhiều hơn. Căng thẳng trong ngành ngân hàng làm phức tạp thêm cuộc tranh luận về chính sách tiền tệ

Các khoản cho vay khẩn cấp của Fed tăng trở lại
Các khoản cho vay khẩn cấp của Fed tăng trở lại

Các khoản vay khẩn cấp ngân hàng mượn từ Cục Dự trữ Liên bang đã tăng trong tuần thứ hai liên tiếp, càng thể hiện sự căng thẳng đang diễn ra trong hệ thống tài chính sau một loạt vụ sụp đổ của các ngân hàng vào tháng trước.

Ngân hàng trung ương Mỹ hiện có 155.2 tỷ đô la dư nợ từ các tổ chức tài chính thông qua hai cơ sở cho vay hỗ trợ trong tuần tính đến ngày 26 tháng 4, tăng so với 143.9 tỷ đô la vào tuần trước, theo dữ liệu được công bố hôm thứ Năm.

Cổ phiếu ngành ngân hàng đã chịu áp lực bán trong tuần này sau khi dòng tiền gửi rút khỏi Ngân hàng First Republic khiến cổ phiếu của ngân hàng này giảm xuống mức thấp kỷ lục. Tương lai của First Republic vẫn chưa rõ ràng, trong bối cảnh chính phủ Hoa Kỳ và các ngân hàng lớn khác đang bàn bạc cách giải cứu ngân hàng gặp khó khăn này.

Sự biến động trong lĩnh vực ngân hàng, được phản ánh qua sự gia tăng của chương trình cho vay khẩn cấp, có thể làm quyết định mà các quan chức Fed phải đối mặt tại cuộc họp chính sách tiền tệ vào tuần tới phức tạp hơn. Các nhà hoạch định chính sách có thể sẽ cần phải đánh giá xem việc thắt chặt tín dụng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế.

Ngân hàng trung ương dự kiến ​​sẽ tăng lãi suất cơ bản thêm 25 điểm cơ bản vào tuần tới, đưa lãi suất lên trên 5% trong nỗ lực kiềm chế lạm phát - vốn vẫn đang cao hơn nhiều so với mục tiêu.

Priya Misra, người đứng đầu bộ phận giao dịch lãi suất toàn cầu tại TD Securities, cho biết: “Fed sẽ kiểm tra khả năng phục hồi của nền kinh tế, đặc biệt là khi đối mặt với các điều kiện tín dụng thắt chặt. Trong biên bản cuộc họp, chúng ta có thể sẽ thấy được liệu các quan chức có đang lo lắng về quá trình phục hồi hay không.”

Các quan chức Fed đã cố gắng tách biệt việc đối phó với căng thẳng tài chính thông qua các chương trình cho vay khẩn cấp với các quyết định chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát. Nhưng điều đó có thể thay đổi nếu căng thẳng ngân hàng bắt đầu kéo theo tăng trưởng, Misra cho biết, người kỳ vọng Fed sẽ tăng lãi suất thêm một phần tư hai lần nữa, và sau đó bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 12 khi suy thoái kinh tế diễn ra.

Dữ liệu bảng cân đối kế toán hàng tuần của Fed cho thấy 73.9 tỷ USD dư nợ từ chương trình cho vay truyền thống của ngân hàng trung ương, được gọi là cửa sổ chiết khấu, tăng so với 69.9 tỷ USD của tuần trước và giảm mạnh từ mức kỷ lục 152.9 tỷ USD đạt được vào tháng trước.

Nhu cầu trong Cơ sở cho vay dành cho các ngân hàng (BTFP) cũng tăng lên 81.3 tỷ đô la, so với 74 tỷ đô la vào tuần trước.

Cửa sổ chiết khấu là chương trình cho vay lâu đời nhất của Fed dành cho các ngân hàng. Trong khi đó, BTFP được đưa ra vào ngày 12 tháng 3 sau khi Fed tuyên bố các điều kiện khẩn cấp sau sự sụp đổ của Silicon Valley Bank ở California và Signature Bank ở New York.

Các khoản vay của Fed cho các ngân hàng bắc cầu do Công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC) thành lập để giải quyết sự sụp đổ của SVB và Signature Bank đã giảm xuống còn 170.4 tỷ USD, từ mức 172.6 tỷ USD.

Kênh cho vay đồng đô la tạm thời dành cho các cơ quan điều hành tiền tệ nước ngoài (FIMA repo Facility) đã giảm xuống 0, từ 20 tỷ đô la vào tuần trước - một dấu hiệu cho thấy căng thẳng tài chính đang giảm bớt trên thị trường quốc tế.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Goldman cảnh báo thị trường sẽ tiếp tục giảm, BlackRock hạ xếp hạng cổ phiếu Mỹ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Goldman cảnh báo thị trường sẽ tiếp tục giảm, BlackRock hạ xếp hạng cổ phiếu Mỹ

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang dưới thời Tổng thống Donald Trump, các ông lớn Phố Wall như Goldman Sachs và BlackRock đồng loạt phát đi tín hiệu cảnh báo về triển vọng ảm đạm của thị trường chứng khoán. Goldman nâng xác suất suy thoái kinh tế Mỹ lên 45% và lo ngại thị trường đang bước vào giai đoạn giảm điểm kéo dài theo chu kỳ, trong khi BlackRock hạ xếp hạng cổ phiếu Mỹ và chuyển hướng sang tài sản trú ẩn. Những dấu hiệu căng thẳng trên thị trường tài chính toàn cầu đang ngày một rõ nét.
Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý tình trạng dư thừa công suất
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý tình trạng dư thừa công suất

Xuất khẩu của Trung Quốc sẽ bị bóp nghẹt bởi các mức thuế quan của Donald Trump, bất kể Tổng thống Mỹ có áp thêm mức thuế 50% như ông đe dọa hôm thứ Hai hay không. Vấn đề đối với Bắc Kinh là người tiêu dùng trong nước sẽ cần được chính phủ hỗ trợ nhiều hơn nữa để hấp thụ phần công suất dư thừa đó.
Châu Âu chuẩn bị huy động 7 tỷ euro trái phiếu giữa cơn bão thuế quan
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Châu Âu chuẩn bị huy động 7 tỷ euro trái phiếu giữa cơn bão thuế quan

Liên minh châu Âu (EU) đang tìm cách huy động 7 tỷ euro (tương đương 7.7 tỷ USD) trên thị trường trái phiếu sơ cấp vào thứ Ba, thông qua việc mở lại hai mã trái phiếu hiện có, trong bối cảnh các nhà đầu tư đang xử lý những xáo trộn do các biện pháp thuế quan mới của Mỹ gây ra.
Các nhà đầu tư Trung Quốc đẩy mạnh kỳ vọng về đợt nới lỏng chính sách tiền tệ quốc gia trước áp lực từ làn sóng thuế quan mới
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Các nhà đầu tư Trung Quốc đẩy mạnh kỳ vọng về đợt nới lỏng chính sách tiền tệ quốc gia trước áp lực từ làn sóng thuế quan mới

Các nhà giao dịch đang nhanh chóng điều chỉnh dự báo về việc Trung Quốc sẽ đẩy mạnh nới lỏng chính sách khi căng thẳng thương mại với Hoa Kỳ gia tăng. Chỉ số đo lường kỳ vọng của thị trường đã ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong 5 năm qua và đang tiến gần đến mức thấp nhất kể từ năm 2008.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc giữa làn sóng lo ngại suy thoái kinh tế do căng thẳng thương mại leo thang
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc giữa làn sóng lo ngại suy thoái kinh tế do căng thẳng thương mại leo thang

Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán Trung Quốc và lợi suất TPCP sụt giảm xuống gần mức thấp kỷ lục khi giới đầu tư chuẩn bị đối mặt với hậu quả từ cuộc xung đột thương mại ngày càng trầm trọng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% của Tổng thống Donald Trump áp dụng đối với các đối tác thương mại của Mỹ trên toàn thế giới đã chính thức có hiệu lực vào thứ Bảy, khi ông tiếp tục triển khai chiến lược khuyến khích đầu tư trong nước bằng cách tạo động lực cho các công ty muốn tránh thuế nhập khẩu.