Cải cách EU: 9 quốc gia cánh Bắc cần tiên phong hội nhập nhằm đưa EU thoát khỏi bế tắc

Cải cách EU: 9 quốc gia cánh Bắc cần tiên phong hội nhập nhằm đưa EU thoát khỏi bế tắc

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

14:21 07/10/2024

EU đang mắc kẹt trong một nghịch lý. Phần lớn mọi người đều đồng ý rằng hầu hết các khuyến nghị của Mario Draghi về việc tăng năng suất là tốt. Tuy nhiên, gần như không ai kỳ vọng các quốc gia thành viên sẽ đồng ý cùng chia sẻ chủ quyền và nguồn lực cần thiết để thực hiện những đề xuất này.

Có nhiều lý do cho vấn đề này. Một số ý tưởng quan trọng của Draghi từ lâu đã bị cản trở bởi sự khác biệt chính trị giữa 27 quốc gia, sự cạnh tranh thương mại giữa các nước, hoặc bởi các nhà lãnh đạo không muốn ưu tiên những biện pháp phức tạp trước áp lực từ cử tri trong nước.

Chính vì những lý do này mà niên minh ngân hàng và thị trường vốn (CMU) vẫn chưa tiến triển. Các khoản đầu tư chung lớn hơn vào việc chuyển đổi năng lượng và quốc phòng, hoàn thiện thị trường chung, và làm cho chính sách kinh tế quốc tế của châu Âu mang tính chiến lược hơn cũng bị trì hoãn.

Động thái của Pháp và Đức trong việc thúc đẩy sự hội nhập của châu Âu giờ đây cũng đang trở nên lạc hậu. Pháp đang gặp khó khăn khi đối mặt với tình trạng "quốc hội treo", còn tại Đức, chính phủ đang làm mất lòng cử tri và lục đục nội bộ. Dù hai quốc gia này có đạt được một số đồng thuận, như năm ngoái khi họ công bố lộ trình chung cho CMU, nhưng họ vẫn không thể thúc đẩy EU hành động.

Nếu muốn đạt được tiến bộ, có lẽ phải dùng cách tiếp cận mới. Thay vì chờ đợi sự đồng thuận từ toàn bộ các quốc gia thành viên, sẽ ra sao nếu một nhóm quốc gia đủ tin tưởng và có chính sách tương đồng với nhau hình thành một "liên minh tự nguyện" để tiến hành hội nhập sâu hơn như Draghi đã đề xuất? Theo hiệp ước EU, chỉ cần có ít nhất 9 quốc gia tham gia, họ có thể thực hiện điều này với sự hỗ trợ từ các tổ chức EU, ngay cả khi không có sự đồng thuận từ tất cả các thành viên.

Ba nước vùng Baltic và ba nước Bắc Âu trong EU đã hợp tác với nhau thành nhóm "Sáu nước Bắc Âu-Baltic" (NB6). Các nước Bắc Âu có quyền di chuyển tự do và không cần hộ chiếu trong 70 năm qua. Họ có quan điểm chung về nhiều lĩnh vực như tài chính, quốc phòng, an ninh, thương mại và biến đổi khí hậu.

Nếu thêm Ireland và Hà Lan, nhóm này sẽ trở thành một "liên minh Hanseatic mới”, với thị trường vốn phát triển nhất trong EU. Tám quốc gia này có quy mô dân số gần bằng Pháp, tương đương về mặt kinh tế.

Không khó để tưởng tượng rằng nhóm “NB6” (gồm ba nước Baltic và ba nước Bắc Âu) có thể kết hợp với nhau và thu hút thêm các quốc gia khác để duy trì đủ chín quốc gia tham gia vào sự hợp tác ở mức độ cao hơn.

Liên minh này có thể bắt đầu với hai yếu tố quan trọng cho một nền kinh tế châu Âu năng động hơn: CMU (các quy tắc và giám sát tài chính chun)g, và một “chế độ thứ 28” về luật doanh nghiệp, cho phép các công ty lựa chọn một cách tiếp cận khác thay vì phải tuân theo luật quốc gia khi muốn kinh doanh và huy động vốn lớn.

Lợi ích kinh tế rất rõ ràng. Một khu vực đã phát triển và có thị trường vốn hoạt động tốt hơn phần còn lại của châu Âu sẽ giúp các doanh nhân EU dễ dàng huy động vốn và mở rộng mà không cần chuyển sang Mỹ. Các lĩnh vực tài chính trong khu vực cũng sẽ được hưởng lợi.

Về mặt chính trị, các quốc gia này có thể phát triển các dự án họ mong muốn mà không bị ràng buộc bởi sự thỏa hiệp với các quốc gia khác trong EU. Thậm chí, viễn cảnh của một liên minh như vậy có thể tạo ra động lực cho các quốc gia khác tham gia, vì họ không muốn bị bỏ lại phía sau. Những quốc gia tham gia sớm sẽ có lợi thế lớn trong việc định hình các điều kiện cho các quốc gia tham gia sau.

Điều thú vị là, thường thì các quốc gia này lại có xu hướng kìm hãm sự hội nhập thay vì thúc đẩy nó. Vì vậy, cách tiếp cận này sẽ đòi hỏi sự thay đổi lớn về quan điểm của các nước phía Bắc châu Âu. Thay vì chỉ là những quốc gia nhỏ e dè trước các cường quốc châu Âu, họ cần xem mình là những người dẫn dắt trong một thế giới đầy thách thức. Đồng thời, Ủy ban châu Âu cũng cần xem sự hợp tác này là cơ hội để phát triển, không phải là một mối đe dọa.

Dẫn dắt cho sự thay đổi này có thể là những nhà lãnh đạo như Tổng thống Phần Lan, Alexander Stubb, người rất ủng hộ châu Âu. Họ nên khuyến khích người dân của mình trở thành những người tích cực thay đổi, thay vì chỉ đứng ngoài quan sát. Nếu làm được điều này, sự thay đổi tích cực sẽ không chỉ gói gọn ở phía Bắc châu Âu mà còn có thể tác động đến toàn bộ châu lục.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Lưới an toàn yếu dần: Căng thẳng tín dụng âm ỉ trong hệ thống ngân hàng Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Lưới an toàn yếu dần: Căng thẳng tín dụng âm ỉ trong hệ thống ngân hàng Mỹ

Giá trị các khoản vay được điều chỉnh tại các ngân hàng Mỹ đã tăng gấp bốn lần trong hai năm, cho thấy áp lực tài chính đang tích tụ bên dưới bề mặt. Dù tỷ lệ nợ quá hạn mới có dấu hiệu chậm lại, phần lớn cải thiện này chỉ đến từ việc điều chỉnh lại điều khoản cho vay. Trong khi đó, quỹ dự phòng của nhiều tổ chức đang mỏng đi đáng kể, làm dấy lên lo ngại về khả năng chống chịu trước những cú sốc kinh tế sắp tới.
Những hệ lụy đáng sợ từ cuộc đấu giá trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 20 năm

Những hệ lụy đáng sợ từ cuộc đấu giá trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 20 năm

Hôm qua chúng ta đã nói về kết quả đáng thất vọng của cuộc đấu giá trái phiếu kho bạc 20 năm trị giá 15 tỷ đô la – tạo ra một trong những sự kiện đáng chú ý nhất năm 2025 và ngay lập tức gợi ra sự so sánh với cuộc đấu giá trái phiếu kho bạc Nhật Bản 20 năm thảm khốc của chính Nhật Bản vào đầu năm nay, gây ra một đợt bán tháo dữ dội đối với cả trái phiếu và cổ phiếu.
Câu chuyện cổ phiếu Mỹ: Không còn “ngon ăn” như trước?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Câu chuyện cổ phiếu Mỹ: Không còn “ngon ăn” như trước?

Từng được xem là thiên đường đầu tư với sức mạnh từ Big Tech và đồng USD vững chắc, thị trường Mỹ giờ đây đang khiến nhiều nhà đầu tư phải đặt dấu hỏi. Khi cổ phiếu châu Âu bứt phá mạnh mẽ và đồng bạc xanh suy yếu, niềm tin vào “chủ nghĩa đặc biệt” của Mỹ bắt đầu lung lay. Phải chăng thời kỳ hoàng kim của Phố Wall đang dần khép lại?
BoJ thận trọng với lộ trình tăng lãi suất, chưa vội can thiệp thị trường trái phiếu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

BoJ thận trọng với lộ trình tăng lãi suất, chưa vội can thiệp thị trường trái phiếu

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản không thấy cần thiết phải điều chỉnh mạnh kế hoạch cắt giảm mua trái phiếu, trừ khi thị trường biến động nghiêm trọng. Thành viên Hội đồng Asahi Noguchi nhấn mạnh BoJ nên tiếp tục tăng lãi suất một cách thận trọng, do lạm phát hiện tại chủ yếu đến từ chi phí nhập khẩu chứ không phải tăng lương bền vững. Lạm phát dịch vụ vẫn chưa vượt 2%, khiến mục tiêu giá ổn định dài hạn vẫn còn xa.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ