Canada thống trị thị rường sản xuất uranium toàn cầu

Canada thống trị thị rường sản xuất uranium toàn cầu

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

15:00 22/01/2024

Kể từ năm 2014, hồ Cigar của Canada, địa điểm sản xuất uranium cao cấp nhất và là mỏ uranium lớn nhất thế giới, đã khai thác được 105 triệu pound kim loại phóng xạ trên Trái đất.

Hiện nay, một lượng nhiên liệu uranium với kích thước bằng quả trứng có thể tạo ra lượng điện tương đương với 88 tấn than.

Với trữ lượng uranium khổng lồ, Canada đã sản xuất nhiều uranium nhất thế giới kể từ năm 1945.

Biểu đồ dưới đây của Visual Capitalist cho thấy sản lượng uranium tích lũy theo quốc gia, với dữ liệu từ Hiệp hội Năng lượng Hạt nhân Thế giới (WNA).

Kể từ năm 1945, khoảng 3.5 triệu tấn uranium đã được sản xuất trên toàn cầu.

Canada và Mỹ chiếm hơn 29% sản lượng toàn cầu, khai thác 932,000 tấn trong vài thập kỷ qua.

Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã khai thác hơn 377,000 tấn uranium cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm phục vụ các lò phản ứng hạt nhân và nhiên liệu tàu thuyền.

Do nhu cầu từ các lò phản ứng hạt nhân, việc sản xuất uranium tăng mạnh từ những năm 1960 đến những năm 1980, cùng với đó là việc xây dựng thế hệ nhà máy hạt nhân đầu tiên. Hiện nay có khoảng 436 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động.

Kể từ cuộc chiến ở Ukraine, uranium ngày càng được quan tâm khi giữ vai trò quan trọng trong việc sản xuất vũ khí hạt nhân. Ukraine có 15 lò phản ứng hạt nhân phụ thuộc vào uranium của Nga, nhưng nước này đã nhanh chóng ký một thỏa thuận với Canada để tìm nguồn cung Uranium mới.

Tương tự như Ukraine, các lò phản ứng hạt nhân ở Phần Lan cũng gặp rủi ro khi bị phụ thuộc vào nhiên liệu hạt nhân của Nga.

Mặc dù uranium được sử dụng cho mục đích quốc phòng nhưng nó cũng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất điện nhờ lượng khí thải carbon thấp. Ở Mỹ, khoảng 19% điện năng được cung cấp từ các nhà máy hạt nhân và khoảng 10% điện năng toàn cầu là từ các nguồn năng lượng hạt nhân.

Zerohedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Lưới an toàn yếu dần: Căng thẳng tín dụng âm ỉ trong hệ thống ngân hàng Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Lưới an toàn yếu dần: Căng thẳng tín dụng âm ỉ trong hệ thống ngân hàng Mỹ

Giá trị các khoản vay được điều chỉnh tại các ngân hàng Mỹ đã tăng gấp bốn lần trong hai năm, cho thấy áp lực tài chính đang tích tụ bên dưới bề mặt. Dù tỷ lệ nợ quá hạn mới có dấu hiệu chậm lại, phần lớn cải thiện này chỉ đến từ việc điều chỉnh lại điều khoản cho vay. Trong khi đó, quỹ dự phòng của nhiều tổ chức đang mỏng đi đáng kể, làm dấy lên lo ngại về khả năng chống chịu trước những cú sốc kinh tế sắp tới.
Những hệ lụy đáng sợ từ cuộc đấu giá trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 20 năm

Những hệ lụy đáng sợ từ cuộc đấu giá trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 20 năm

Hôm qua chúng ta đã nói về kết quả đáng thất vọng của cuộc đấu giá trái phiếu kho bạc 20 năm trị giá 15 tỷ đô la – tạo ra một trong những sự kiện đáng chú ý nhất năm 2025 và ngay lập tức gợi ra sự so sánh với cuộc đấu giá trái phiếu kho bạc Nhật Bản 20 năm thảm khốc của chính Nhật Bản vào đầu năm nay, gây ra một đợt bán tháo dữ dội đối với cả trái phiếu và cổ phiếu.
Câu chuyện cổ phiếu Mỹ: Không còn “ngon ăn” như trước?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Câu chuyện cổ phiếu Mỹ: Không còn “ngon ăn” như trước?

Từng được xem là thiên đường đầu tư với sức mạnh từ Big Tech và đồng USD vững chắc, thị trường Mỹ giờ đây đang khiến nhiều nhà đầu tư phải đặt dấu hỏi. Khi cổ phiếu châu Âu bứt phá mạnh mẽ và đồng bạc xanh suy yếu, niềm tin vào “chủ nghĩa đặc biệt” của Mỹ bắt đầu lung lay. Phải chăng thời kỳ hoàng kim của Phố Wall đang dần khép lại?
BoJ thận trọng với lộ trình tăng lãi suất, chưa vội can thiệp thị trường trái phiếu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

BoJ thận trọng với lộ trình tăng lãi suất, chưa vội can thiệp thị trường trái phiếu

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản không thấy cần thiết phải điều chỉnh mạnh kế hoạch cắt giảm mua trái phiếu, trừ khi thị trường biến động nghiêm trọng. Thành viên Hội đồng Asahi Noguchi nhấn mạnh BoJ nên tiếp tục tăng lãi suất một cách thận trọng, do lạm phát hiện tại chủ yếu đến từ chi phí nhập khẩu chứ không phải tăng lương bền vững. Lạm phát dịch vụ vẫn chưa vượt 2%, khiến mục tiêu giá ổn định dài hạn vẫn còn xa.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ