Cập nhật thị trường phiên Á 14.03: Chứng khoán châu Á ảm đạm sau sự sụt giảm trên phố Wall

Cập nhật thị trường phiên Á 14.03: Chứng khoán châu Á ảm đạm sau sự sụt giảm trên phố Wall

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

09:02 14/03/2024

Chứng khoán châu Á gần như đi ngang sau khi cổ phiếu công nghệ tụt dốc khiến chứng khoán Mỹ giảm nhẹ.

Chứng khoán Hồng Kông và Trung Quốc giữ được sắc xanh, trong khi đó, chứng khoán Nhật Bản gần như đi ngang. HĐTL chứng khoán Mỹ cũng ổn định. Chứng khoán châu Á phân hóa sau phiên giao dịch ảm đạm tại Mỹ, với chỉ số S&P 500 khép phiên giảm nhẹ, chỉ số Nasdaq 100 giảm 0.8% khi cổ phiếu Nvidia và Tesla trượt dốc.

Cổ phiếu Nippon Steel đã quay đầu giảm sau khi có tin đồn rằng Tổng thống Joe Biden bày tỏ quan ngại về đề xuất mua lại United States Steel. Cổ phiếu US Steel bốc hơi 15%, đà giảm theo ngày lớn nhất kể từ tháng 6/2020 .

Ngược lại, cổ phiếu của các công ty liên khai thác đồng ở châu Á lại tăng giá sau khi giá đồng tăng lên mức cao nhất trong 11 tháng do khả năng cắt giảm công suất tại các nhà máy luyện kim của Trung Quốc.

Tại Nhật Bản, các quan chức BoJ đang xem xét việc chấm dứt chương trình mua chứng chỉ quỹ ETF được thực hiện từ năm 2010. Động thái này diễn ra khi lạm phát ở Nhật Bản tăng lên mức mục tiêu của BoJ.

(Lượng mua quỹ ETF của BoJ)

Tại Trung Quốc, nhà đầu tư đang lo ngại về tình hình tài chính của các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc. Lần đầu tiên Country Garden Holdings không đủ khả năng thanh toán khoản lãi trái phiếu, trong khi đó, China Vanke đang đàm phán với các ngân hàng để ngăn chặn tình trạng vỡ nợ trái phiếu.

Tại Mỹ, TPCP ổn định trong phiên Á sau khi lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm tăng 4bps hôm 13/03. Chỉ số DXY ổn định sau khi giảm trong phiên trước đó, USD/JPY giảm nhẹ xuống gần 147.

Theo Alvin Tan, Trưởng phòng chiến lược FX châu Á tại RBC Capital Markets, thị trường đang tương đối ảm đạm với kỳ vọng về việc các ngân hàng trung ương sẽ đồng loạt nới lỏng tiền tệ. Kịch bản hạ cánh mềm đang khiến thị trường ngoại hối thiếu đi sự biến động, ngoại trừ đồng Yên. Để vực dậy thị trường, cần có một cú sốc lớn trên thị trường toàn cầu.

Dữ liệu kinh tế Mỹ trong tuần này sẽ cung cấp thêm thông tin về sức khỏe của nền kinh tế Mỹ và ảnh hưởng của chính sách tiền tệ, bao gồm doanh số bán lẻ, chỉ số giá sản xuất PPI, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp và dữ liệu về tâm lý người tiêu dùng. Dữ liệu này sẽ ảnh hưởng đến quyết định lãi suất của Fed vào tuần tới.

ByteDance đang thu hút sự chú ý sau khi Hạ viện Hoa Kỳ thông qua dự luật cấm TikTok hoạt động tại Mỹ trừ khi Trung Quốc bán ứng dụng này cho Mỹ.

Giá dầu ghi nhận đà tăng lớn nhất trong 5 tuần sau khi kho dự trữ dầu thô của Mỹ giảm và Ukraine tấn công một nhà máy lọc dầu khác của Nga. Vàng tăng phiên thứ 2 liên tiếp, vẫn tiệm cận mức 2,195.15 USD.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đặt cược vào suy thoái kinh tế, giới đầu tư đang đẩy dòng tiền 'chạy' sang trái phiếu Chính phủ Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Đặt cược vào suy thoái kinh tế, giới đầu tư đang đẩy dòng tiền 'chạy' sang trái phiếu Chính phủ Mỹ

Trong một cuộc phỏng vấn đầu, với trên cương vị Bộ trưởng Tài chính Mỹ hồi tháng 2, ông Scott Bessent nhấn mạnh rằng lợi suất trái phiếu – chứ không phải giá cổ phiếu – mới là chỉ số thị trường tài chính mà ông và Tổng thống Donald Trump quan tâm nhất.
Năm biểu đồ hé lộ triển vọng thị trường hàng hóa toàn cầu nhà đầu tư không thể bỏ qua!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Năm biểu đồ hé lộ triển vọng thị trường hàng hóa toàn cầu nhà đầu tư không thể bỏ qua!

Sau chuỗi phiên giao dịch đầy biến động trên thị trường hàng hóa, tác động toàn cầu từ chính sách thuế quan của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ tiếp tục chi phối tâm lý nhà đầu tư trong tuần này. Diễn biến này sẽ đặc biệt quan trọng khi giới khai thác khoáng sản hội tụ tại hội nghị công nghiệp đồng hàng đầu tại Chile. Đồng thời, biện pháp tăng thuế dự kiến sẽ đẩy giá cà phê lên cao hơn đối với người tiêu dùng Mỹ. Riêng thị trường dầu thô đang phải đối mặt với áp lực kép: lo ngại về suy giảm nhu cầu và gia tăng nguồn cung từ OPEC+.
Phải chăng Việt Nam đã có thể lường trước "cú sốc" thuế quan từ chính quyền Trump?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Phải chăng Việt Nam đã có thể lường trước "cú sốc" thuế quan từ chính quyền Trump?

Việc Hoa Kỳ áp đặt các mức thuế quan quyết liệt đã làm dấy lên vô số phản ứng mạnh mẽ, hầu hết đều tiêu cực. Bối rối và kinh hoàng là những phản ứng còn nhẹ nhàng từ các đối tác thương mại. Đáng tiếc thay, ngay cả những đồng minh của Washington cũng không được miễn trừ, kể cả những quốc gia có quan hệ thương mại thuận lợi với Mỹ.
Hợp đồng tương lai "chìm sâu", đồng Yên vững mạnh khi căng thẳng thuế quan gia tăng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Hợp đồng tương lai "chìm sâu", đồng Yên vững mạnh khi căng thẳng thuế quan gia tăng

Đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán toàn cầu đã tăng cường độ vào thứ Hai, với dòng vốn đầu tư đổ mạnh vào các tài sản trú ẩn an toàn khi những hệ lụy từ chính sách thuế quan của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trở nên trầm trọng hơn sau động thái đáp trả từ phía Trung Quốc.
Thương chiến Mỹ - Trung bước vào giai đoạn căng thẳng mới với đòn đáp trả không khoan nhượng từ Bắc Kinh
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thương chiến Mỹ - Trung bước vào giai đoạn căng thẳng mới với đòn đáp trả không khoan nhượng từ Bắc Kinh

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang cương quyết đối đầu với Tồng thống Mỹ Donald Trump. Từ bỏ thái độ kiềm chế trước đây, phản ứng "ăn miếng trả miếng" của Trung Quốc đối với mức thuế 34% mà Hoa Kỳ áp đặt vào ngày 2/4 đang khiến giới đầu tư toàn cầu bất an. Điều gì đã thúc đẩy sự thay đổi chiến thuật của Chủ tịch Tập Cận Bình? Liệu một thỏa thuận lớn giữa hai nhà lãnh đạo có còn khả thi?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ