Chủ đề chính trên Phố Wall: Lạm phát. Nó có ý nghĩa gì đối với S&P 500?

Chủ đề chính trên Phố Wall: Lạm phát. Nó có ý nghĩa gì đối với S&P 500?

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

11:48 01/11/2021

S&P 500 và Nasdaq đã giao dịch lên mức cao kỷ lục mới bất chấp mức tăng trưởng GDP đáng thất vọng trong quý III ở mức +2%, thấp hơn một chút so với kỳ vọng của các nhà phân tích là +2.6% và thấp hơn đáng kể so với mức tăng trưởng của quý 2 là +6.7%.

Biểu đồ S&P 500 khung thời gian Daily
Biểu đồ S&P 500 khung thời gian Daily

Sự gián đoạn của chuỗi cung ứng

Sự chậm lại phần lớn được cho là do tình trạng thiếu hụt hàng tiêu dùng trên diện rộng do chuỗi cung ứng đang diễn ra không ổn định. Những người ủng hộ thị trường tăng giá nhanh chóng chỉ ra rằng mặc dù mức GDP quý III là +2% có thể gây thất vọng, nhưng nó vẫn cao hơn +1.4% so với trước đại dịch. Hơn nữa, những nhà đầu cơ giá lên kỳ vọng rằng nhu cầu tiêu dùng bị kìm hãm sẽ dẫn đến tăng trưởng mạnh hơn trong quý IV và quý I năm sau. Trên thực tế, Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia (NRF) tuần trước dự đoán doanh số bán hàng sẽ tăng tới +10.5% lên 859 tỷ USD trong mùa mua sắm nghỉ lễ này (từ ngày 1 tháng 11 đến ngày 31 tháng 12), đánh bại kỷ lục năm ngoái khi người mua sắm quay trở lại các trung tâm mua sắm và cửa hàng.

Lạm phát - chủ đề chính của các ngân hàng trung ương

Lạm phát là chủ đề chính của các ngân hàng trung ương trong tuần trước với Ngân hàng Trung ương Canada và Ngân hàng Trung ương châu Âu đều có những động thái “diều hâu” (hawkish) hơn. Ngân hàng Canada là ngân hàng mạnh tay nhất, hôm thứ Tư thông báo dừng đột ngột chương trình mua tài sản của mình và đẩy nhanh kế hoạch tăng lãi suất. Tuyên bố của ngân hàng trung ương nói về giá năng lượng cao hơn và các nút thắt nguồn cung liên quan đến đại dịch “hiện dường như mạnh hơn và dai dẳng hơn dự kiến”.

ECB đã chọn giảm nhẹ tốc độ mua trái phiếu hàng tháng vì dự báo lạm phát sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới nhưng sau đó sẽ giảm vào năm tới. Tuy nhiên, ECB đã đẩy lùi khả năng tăng lãi suất vào năm 2022, vì họ dự kiến ​​lạm phát sẽ giảm xuống dưới tỷ lệ mục tiêu +2% của ECB vào cuối năm 2022 mà không có bất kỳ sự can thiệp nào.

Dữ liệu cần theo dõi

Tuần này cũng mang đến Báo cáo việc làm tháng 10 của Mỹ, dự kiến ​​sẽ cho thấy sự gia tăng trong việc tuyển dụng so với tháng 9 dựa trên sự sụt giảm ổn định của số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần trong tháng 10.

Các dữ liệu chính khác bao gồm Chi tiêu xây dựng và ISM sản xuất vào thứ Hai; ISM Phi Sản xuất và Đơn đặt hàng Nhà máy vào Thứ Tư; và Tín dụng tiêu dùng vào thứ Sáu.

Phân tích S&P 500

Như dự đoán, S&P 500 đã đạt đến ngưỡng kháng cự Gann tại 4,600. Chu kỳ và tính chất mùa vụ vẫn ủng hộ “bullish”. Tuy nhiên, Vài phiên giao dịch sắp tới là rất quan trọng. Nếu giá giữ vững chắc ở trên 4,600, chúng ta có thể thấy 4,800 vào cuối năm nay. Một sự từ chối từ sự kháng cự Gann có thể mang lại một nhịp điều chỉnh. Các yếu tố cơ bản vẫn ủng hộ xu hướng tăng giá, bất chấp lạm phát gia tăng và thu nhập hộ gia đình giảm. Do đó, S&P 500 là thị trường để “buy the dip”.

Có một số mức hỗ trợ quan trọng cần theo dõi đó là 4,500, 4,250 và 4,125. Nếu các chỉ số kinh tế quan trọng vẫn ở gần mức hiện tại, các nhịp điều chỉnh sẽ được các nhà đầu tư chờ mua vào. Việc Short chỉ hợp lý nếu các yếu tố cơ bản thay đổi và giá tạo ra mức kháng cự dưới MA 50 ngày.

FXStreet

Broker listing

Cùng chuyên mục

Mỹ cảnh báo toàn cầu: Sử dụng chip AI Huawei có thể vi phạm luật xuất khẩu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Mỹ cảnh báo toàn cầu: Sử dụng chip AI Huawei có thể vi phạm luật xuất khẩu

Chính quyền Trump cảnh báo rằng việc sử dụng chip Ascend của Huawei, dù ở bất kỳ đâu, đều có thể vi phạm kiểm soát xuất khẩu do liên quan đến công nghệ Mỹ. Hướng dẫn mới của Bộ Thương mại Mỹ không tạo ra quy định mới mà làm rõ các rủi ro pháp lý đối với các công ty sử dụng chip của Huawei. Động thái này phản ánh lo ngại ngày càng tăng của Washington trước tham vọng AI toàn cầu của Trung Quốc.
Châu Âu trước thách thức từ Mỹ: Lời cảnh tỉnh cho tự cường
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Châu Âu trước thách thức từ Mỹ: Lời cảnh tỉnh cho tự cường

Donald Trump chuyển mục tiêu căng thẳng thương mại sang châu Âu, gọi EU còn "ác hơn cả Trung Quốc". Những lời công kích này là lời cảnh tỉnh buộc EU phải tăng cường tự chủ về công nghệ và quốc phòng. Khi vị thế toàn cầu suy giảm, châu Âu không thể tiếp tục phụ thuộc vào Mỹ nếu muốn duy trì ảnh hưởng.
Hoa Kỳ áp lệnh trừng phạt hơn 20 công ty vận chuyển dầu Iran sang Trung Quốc
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Hoa Kỳ áp lệnh trừng phạt hơn 20 công ty vận chuyển dầu Iran sang Trung Quốc

Bộ Tài chính Hoa Kỳ vừa công bố lệnh trừng phạt đối với hơn 20 doanh nghiệp có liên quan đến việc vận chuyển dầu thô Iran trị giá hàng tỷ USD sang Trung Quốc. Động thái này đánh dấu bước leo thang mới trong chiến dịch "áp lực tối đa" mà chính quyền Trump đang thực hiện nhằm vào Tehran.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết hỗ trợ Panama đối phó áp lực từ Mỹ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết hỗ trợ Panama đối phó áp lực từ Mỹ

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố cam kết hỗ trợ Panama trong việc đối phó với áp lực từ Mỹ liên quan đến quyền sở hữu các cảng, đồng thời hứa hẹn sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác với các quốc gia châu Mỹ Latin. Động thái này được thực hiện trong bối cảnh Bắc Kinh đang có những nỗ lực chiến lược nhằm mở rộng ảnh hưởng tại khu vực được Washington từ lâu xem là "sân sau" của mình.
Trung Quốc chỉ trích gay gắt thỏa thuận thương mại giữa Anh và Mỹ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Trung Quốc chỉ trích gay gắt thỏa thuận thương mại giữa Anh và Mỹ

Trung Quốc đã bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với thỏa thuận thương mại giữa Anh và Mỹ, cho rằng hiệp định này có thể được sử dụng để loại bỏ hàng hóa Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng của Anh. Động thái này khiến nỗ lực tái thiết quan hệ với Bắc Kinh của London trở nên phức tạp hơn bao giờ hết.