Cựu quan chức PBoC: Tăng trưởng kinh tế 2024 có thể vượt trội 2023

Cựu quan chức PBoC: Tăng trưởng kinh tế 2024 có thể vượt trội 2023

Đoàn Phương Thảo

Đoàn Phương Thảo

Junior Analyst

14:58 02/11/2023

Kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng vượt trội trong năm 2024, dù còn nhiều câu hỏi về niềm tin nhà đầu tư, theo một cựu cố vấn ngân hàng trung ương.

Kinh tế Trung Quốc được dự báo tăng trưởng mạnh mẽ
Kinh tế Trung Quốc được dự báo tăng trưởng mạnh mẽ

Theo Giáo sư Hoàng Nhất Bình, cựu thành viên Ủy ban Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, "xu hướng tiềm năng tăng trưởng tại thời điểm này có lẽ là khoảng 5 hoặc 5.5%. Nếu mọi việc thuận lợi trong năm tới, tôi nghĩ tăng trưởng sẽ tiếp tục với tốc độ hiện tại và có thể tăng lên một chút”.

Ông nói thêm rằng việc đạt được mục tiêu chính thức là tăng trưởng khoảng 5% trong năm nay sẽ không phải là “vấn đề to lớn”.

Các nhà đầu tư đang tìm kiếm bằng chứng cho thấy các biện pháp kích thích gần đây của chính phủ Trung Quốc đang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vốn đang phải đối mặt với những thách thức từ niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp yếu kém cũng như cuộc khủng hoảng bất động sản đang diễn ra. Chính phủ tháng trước đã công bố nhiều biện pháp hỗ trợ hơn, bao gồm phát hành thêm nợ chính phủ và tăng tỷ lệ thâm hụt tài khóa – một động thái hiếm thấy.

Có những dấu hiệu cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế vẫn còn rất mong manh: Số liệu PMI tháng 10 cho thấy hoạt động sản xuất vẫn ảm đạm, còn hoạt động dịch vụ đang suy yếu. Dù vậy, số liệu quý III vẫn cao hơn ước tính và đảm bảo mức tăng trưởng khoảng 5% cho năm 2023, tức nền kinh tế có thể sẽ đạt được mục tiêu Bắc Kinh đã công bố vào tháng 3.

Các nhà kinh tế chính phủ dự báo Trung Quốc có thể đạt được tốc độ tăng trưởng tiềm năng tối đa từ 5% đến 5.5% trong khoảng thời gian từ 2021 đến 2025 mà không khiến nền kinh tế tăng trưởng nóng.

Tăng trưởng chậm hơn trong thời gian phong tỏa diễn ra vào năm 2022 và rủi ro từ lĩnh vực bất động sản đã khiến các nhà phân tích khác trở nên thận trọng hơn. Ngân hàng ANZ dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại xuống 4% trong vài năm tới do các vấn đề mang tính cấu trúc.

Giáo sư Bình, hiện là chủ nhiệm môn tài chính và kinh tế tại Đại học Bắc Kinh, cho biết: “Nền kinh tế đang trên đà phát triển nhưng đó là một quá trình diễn ra từ từ nên chúng ta không nên ngạc nhiên khi một số con số không thể hiện sức mạnh đáng kể. Một câu hỏi lớn vẫn chưa được trả lời và cần được xem xét là vấn đề niềm tin của các nhà đầu tư và doanh nhân. Vì vậy, có lẽ chúng ta cần phải kiên nhẫn hơn một chút.”

Đất nước tỷ dân đang phải đối mặt với những thách thức khác về tăng trưởng. Tại Hội nghị Công tác Tài chính Trung ương diễn ra 5 năm một lần trong tuần này, Trung Quốc tuyên bố sẽ xóa sạch các rủi ro nợ gắn liền với chính quyền địa phương bằng “cơ chế dài hạn” và báo hiệu sẵn sàng mở rộng khoản vay của chính phủ trung ương. Bắc Kinh đang vật lộn với những rủi ro ngày càng gia tăng đối với lĩnh vực tài chính trị giá 61 nghìn tỷ USD của đất nước, vốn bị ảnh hưởng bởi sự thất bại của các nhà phát triển bất động sản và chính quyền địa phương gặp khó khăn.

“Thách thức chính mà chúng tôi đang phải đối mặt là chính quyền địa phương có nhiều khoản mục chi tiêu nhưng họ không có đủ nguồn thu”, ông Bình trả lời câu hỏi về cơ chế nào có thể được sử dụng để giải quyết rủi ro.

Ông nói: “Chúng ta cần phân chia nguồn thu hợp lý và có lẽ nên xem xét phân cấp một số nguồn thu cho chính quyền địa phương” và đề xuất đánh thuế bất động sản và nền kinh tế kỹ thuật số để cung cấp nguồn thu nhập mới.

Tuy nhiên, giáo sư nhấn mạnh tầm quan trọng về trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc vay mượn.

“Nếu tình hình tài chính của bạn không mạnh, bạn phải trả giá cao hơn. Loại cơ chế đó từng không tồn tại,” ông nói. “Đây là điều chúng ta cần phải nỗ lực trong tương lai.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Trump muốn đồng yên mạnh hơn: Đàm phán thương mại hay can thiệp tiền tệ?
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trump muốn đồng yên mạnh hơn: Đàm phán thương mại hay can thiệp tiền tệ?

Tổng thống Trump gây sức ép buộc Nhật Bản chấp nhận đồng yên mạnh hơn, đưa vấn đề tỷ giá vào tâm điểm đàm phán thương mại. Tuy nhiên, mọi nỗ lực can thiệp đều đối mặt rủi ro lớn cho cả hai nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh thị trường trái phiếu Mỹ đang bất ổn và Nhật Bản bước vào mùa bầu cử.
Khi thuế quan ô tô làm suy yếu chính ngành công nghiệp nội địa?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Khi thuế quan ô tô làm suy yếu chính ngành công nghiệp nội địa?

Mỗi khi phải lắng nghe những lời than phiền từ phe ủng hộ Trump về việc các đối tác thương mại đang lợi dụng Hoa Kỳ, một luận điểm cụ thể thường xuyên được nhắc đến: đường phố và gara xe Mỹ ngập tràn Volkswagen, Hyundai và Toyota, trong khi phần còn lại của thế giới từ chối mua xe hơi sản xuất tại Mỹ.
Trump dọa sa thải Chủ tịch Fed: Tính độc lập của ngân hàng trung ương đứng trước thách thức lịch sử
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trump dọa sa thải Chủ tịch Fed: Tính độc lập của ngân hàng trung ương đứng trước thách thức lịch sử

Phát ngôn mới đây của Donald Trump về khả năng sa thải Chủ tịch Fed Jay Powell làm dấy lên lo ngại về nguy cơ phá vỡ nguyên tắc độc lập của ngân hàng trung ương Mỹ. Tuyên bố này trùng thời điểm Tòa án Tối cao xem xét một vụ kiện có thể làm suy yếu tiền lệ pháp lý bảo vệ các cơ quan độc lập suốt gần một thế kỷ.
Giám đốc IMF hạ dự báo tăng trưởng do bất ổn thương mại "vượt khung đo"
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Giám đốc IMF hạ dự báo tăng trưởng do bất ổn thương mại "vượt khung đo"

Người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh báo rằng sự bất ổn về chính sách thương mại toàn cầu đang "vượt ngoài tầm kiểm soát", đồng thời cho biết các mức thuế quan của Tổng thống Donald Trump sẽ gây tổn hại đến tăng trưởng toàn cầu, thúc đẩy giá cả leo thang và có nguy cơ gây rối loạn nghiêm trọng cho thị trường tài chính.
Thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc sau khi Tổng thống Trump chỉ trích gay gắt Chủ tịch Fed Powell
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc sau khi Tổng thống Trump chỉ trích gay gắt Chủ tịch Fed Powell

Đà hồi phục của thị trường chứng khoán Mỹ đã tan biến trong tuần này sau khi Chủ tịch Jerome Powell bác bỏ khả năng Fed sẽ can thiệp để hỗ trợ thị trường. Tuyên bố này làm Tổng thống Donald Trump nổi giận, bất chấp việc ông đã thông báo về một số thỏa thuận thương mại vào ngày thứ Năm.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ