Dầu thô Brent: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục đưa giá dầu tăng cao, Libya nối lại hoạt động sản xuất dầu thô

Dầu thô Brent: Căng thẳng địa chính trị tiếp tục đưa giá dầu tăng cao, Libya nối lại hoạt động sản xuất dầu thô

Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

05:48 08/10/2024

Giá dầu tăng do căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông, đặc biệt là khả năng Israel tấn công các cơ sở dầu mỏ của Iran.

Mặc dù sản lượng dầu của Libya đã tăng, giá vẫn tiếp tục tăng, cho thấy thị trường nhạy cảm với khả năng nguồn cung bị gián đoạn.

Các chuyên gia dự đoán rằng giá dầu thô Brent có thể giao dịch ở mức 90 USD/thùng hoặc thậm chí 100 USD/thùng nếu xuất khẩu dầu của Iran bị gián đoạn.

Giá dầu mở rộng mức tăng trong phiên Âu đầu tuần này, tiếp tục đà tăng mạnh của tuần trước. Nỗi sợ hãi xung quanh Trung Đông tiếp tục là tâm điểm của đợt tăng giá khi khả năng gián đoạn nguồn cung vẫn còn.

Căng thẳng ở Trung Đông đã không thể lắng xuống vào cuối tuần trước khi các thị trường tiếp tục chuẩn bị cho một cuộc trả đũa của Israel sau khi Iran tấn công bằng tên lửa vào tuần trước. Những lo ngại này đã trở nên trầm trọng hơn khi nhiều nhà lãnh đạo thế giới và chính trị gia Israel kêu gọi một cuộc tấn công vào Iran nhắm vào các cơ sở dầu mỏ của nước này.

Mặc dù động thái này có vẻ thích hợp để gây ảnh hưởng tiêu cực tới Iran về mặt tài chính, nhưng chắc chắn sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng trên toàn cầu. Điều này có thể dẫn đến giá dầu tăng đột biến khi nhiều người lo ngại Iran có thể tiến xa hơn và chặn eo biển Hormuz.

Eo biển Hormuz: Là tuyến đường thủy quan trọng, cực kỳ hẹp và nối Vịnh Ba Tư với biển Ả Rập. Người ta ước tính rằng khoảng 20-25% lượng dầu của thế giới đi qua đây.

Nhiều bản báo cáo cho biết, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã cố gắng thuyết phục Israel không tấn công vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Iran. Những người tham gia thị trường và người tiêu dùng chắc chắn sẽ hy vọng rằng một cuộc tấn công như vậy sẽ không xảy ra do những tác động tiềm tàng đến nền kinh tế toàn cầu.

Một số khu vực quan trọng trong cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Iran

Libya nối lại hoạt động sản xuất dầu thô
Tình hình chính trị ở Libya dường như đã ổn định khi kim ngạch xuất khẩu của các quốc gia Bắc Phi tăng vọt lên trên 1 triệu thùng mỗi ngày, theo Reuters đưa tin. Chính quyền miền Đông của quốc gia này đã dỡ bỏ lệnh cấm vận, cho phép tất cả các mỏ và nhà ga xuất khẩu tiếp tục hoạt động.

Điều đáng nói là mặc dù Libya đã nối lại một nguồn cung lớn như vậy, giá dầu vẫn tiếp tục tăng. Điều này có thể được coi là dấu hiệu của một đợt phục hồi sau bất kỳ cuộc tấn công nào từ cả hai phía, có nguy cơ khiến giá dầu tiếp tục leo thang.

Theo ghi chú của Goldman Sachs do nhà phân tích Daan Struyven viết, giá dầu thô Brent có thể đạt mức 90 USD/thùng nếu hoạt động xuất khẩu của Iran bị gián đoạn, Bloomberg cho biết. Tôi cho rằng một cuộc tấn công như vậy, tùy thuộc vào quy mô, có thể đẩy giá dầu thô Brent lên gần đến mốc 100 USD/thùng.

Trong tuần này, sự chú ý một lần nũa đổ dồn lên lượng dự trữ dầu thô. Mặc dù dữ liệu về lượng dự trữ dầu thô là yếu tố quan trọng, nhưng giống như tuần trước, dữ liệu có thể bị lu mờ bởi các diễn biến địa chính trị và do đó, tác động thực tế và phản ứng của thị trường có thể không rõ ràng.

Investing.com

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thị trường dầu mỏ chao đảo giữa căng thẳng thương mại toàn cầu và lo ngại suy thoái
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thị trường dầu mỏ chao đảo giữa căng thẳng thương mại toàn cầu và lo ngại suy thoái

Giá dầu tăng nhẹ nhưng vẫn đang trên đà giảm tuần thứ hai liên tiếp khi bất ổn lan rộng trên thị trường toàn cầu bởi chính sách thương mại quyết liệt của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế và thúc đẩy nhà đầu tư tìm kiếm kênh trú ẩn an toàn.
Liệu cuộc chiến thuế quan của Trump đang vô tình trở thành đòn bẩy cho bước tiến công nghệ của Trung Quốc?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Liệu cuộc chiến thuế quan của Trump đang vô tình trở thành đòn bẩy cho bước tiến công nghệ của Trung Quốc?

Những đột phá công nghệ vĩ đại hiếm khi ra đời trong môi trường thuận lợi. Chúng thường được hình thành từ những cuộc xung đột, cạnh tranh gay gắt và nhu cầu tất yếu. Nhìn lại lịch sử từ sự phát triển của năng lượng hạt nhân, cuộc đua chinh phục vũ trụ, cho đến cuộc đối đầu trí tuệ nhân tạo hiện nay giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, ta thấy rằng nhịp độ đổi mới luôn tăng tốc mạnh mẽ khi tính cấp bách đạt đến đỉnh điểm.
Khủng hoảng thuế quan thời Trump: Ngòi nổ chưa tắt, rủi ro vẫn âm ỉ
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Khủng hoảng thuế quan thời Trump: Ngòi nổ chưa tắt, rủi ro vẫn âm ỉ

Thị trường tài chính Mỹ đã có một nhịp bật mạnh khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố tạm hoãn triển khai mức thuế quan đối ứng đối với phần lớn các đối tác thương mại – chỉ số S&P 500 tăng tới 9.5%. Tuy nhiên, niềm hân hoan đó không kéo dài lâu: ngay ngày hôm sau, S&P đã điều chỉnh giảm 3.5%, và có lẽ sẽ còn giảm thêm nữa.
Brexit: Hào quang thoáng qua trong cơn giông
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Brexit: Hào quang thoáng qua trong cơn giông

Những lợi ích thương mại ngắn hạn mà Brexiters tung hô chỉ là ảo ảnh trong bối cảnh thiệt hại kinh tế ngày càng rõ rệt. Chính sách thương mại của Trump đang đẩy Anh quay lại gần EU, dù nước này vẫn chưa thoát khỏi những hệ lụy lâu dài do rời khối.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc: Thước đo sức ép từ cuộc chiến thuế quan
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thị trường chứng khoán Trung Quốc: Thước đo sức ép từ cuộc chiến thuế quan

Trong khi làn sóng lạc quan tràn ngập các thị trường tài chính toàn cầu sau động thái bất ngờ của Tổng thống Mỹ Donald Trump — tạm thời hạ nhiệt cuộc chiến thuế quan mà ông đã châm ngòi — thì Trung Quốc lại phản ứng một cách đầy dè dặt. Nếu phần lớn các nền kinh tế châu Á ăn mừng với mức tăng bùng nổ của thị trường chứng khoán, thì thị trường đại lục lại chỉ nhích nhẹ, bất chấp nỗ lực can thiệp rõ ràng từ Bắc Kinh.