Dầu và khí tự nhiên có mối quan hệ mật thiết hơn bạn nghĩ!

Dầu và khí tự nhiên có mối quan hệ mật thiết hơn bạn nghĩ!

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

17:21 08/11/2021

Dầu thô đã tăng mạnh trong năm nay nhờ nhu cầu hồi phục và sự can thiệp của OPEC+, khi tình trạng bù hoãn bán (giá giao ngay và hợp đồng tương lai ngắn hạn cao hơn hợp đồng tương lai dài hạn) tiếp tục chi phối. Tuy nhiên, triển vọng của dầu còn dựa vào cả giá khí tự nhiên tại châu Âu, không chỉ riêng mình OPEC+.

Dầu WTI đã tăng 64% trong năm 2021, vượt rất xa kỳ vọng của Bloomberg là $66/thùng, và kỳ vọng của độc giả là $47/thùng. Đồng thời giá đang trong tình trạng bù hoãn bán rất sâu, với hợp đồng kỳ hạn 1 tháng cao hơn $2.79 so với kỳ hạn 4 tháng. Nếu xét theo mức trung bình 200 ngày, chênh lệch giữa 2 hợp đồng đã vượt mức trước đại dịch.

Điều này đồng nghĩa với việc nguồn cung ngắn hạn đang rất hạn chế, người mua sẵn sàng bỏ thêm tiền để có được dầu ngay lập tức, thay vì phải chờ đợi thêm. Và một phần giá dầu tăng cao có ảnh hưởng rất lớn từ việc giá khí tự nhiên leo thang.

Trữ lượng hạn chế tại châu Âu cộng với nguồn cung ít ỏi từ Nga đã đẩy giá khí tự nhiên lên 374% trong một năm. Điều này đã tạo ra một sự chuyển dịch từ khí ga sang dầu. CEO của Saudi Aramco ông Amin Nasser nói trong tháng Mười rằng tiêu thụ dầu đã tăng khoảng 500 nghìn thùng/ngày.

Và vấn đề còn nghiêm trọng hơn nữa: Ả-rập Xê-út đang dùng việc giá than và khí tự nhiên leo thang làm cớ để không tăng sản lượng dầu. Bộ trưởng Năng lượng Abdulaziz bin Salman nói rằng vấn đề không nằm ở dầu, đồng thời đưa ra một bảng so sánh mức tăng 2 chữ số của dầu thô kể từ mùa hè với mức tăng 3 chữ số của than và khí ga.

Với lý do trên, phiên thứ Hai cũng sẽ rất quan trọng với các trader dầu, khi Nga nói rằng họ sẽ tăng nguồn cung khí tự nhiên sang châu Âu vào hôm nay. Có nhiều lý do để tin rằng giá khí tự nhiên sẽ giảm sau đợt tăng mạnh này. Và dầu nhiều khả năng cũng sẽ xuống thấp dần từ đây.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế

Chính phủ Pháp khẳng định sẽ không tiến hành thêm các biện pháp cắt giảm chi tiêu để đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách nếu một cuộc chiến tranh thương mại bùng nổ, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Động thái này đặt ra dấu hỏi về tính khả thi trong nỗ lực củng cố tài chính công của nước này trong bối cảnh áp lực từ thị trường và đối tác quốc tế ngày càng gia tăng.
Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường

Các nhà giao dịch gia tăng cược vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu việc làm kém khả quan khiến thị trường thêm bất ổn. Lợi suất trái phiếu giảm mạnh, trong khi các nhà đầu tư chú ý đến bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell và ảnh hưởng của các mức thuế đối với nền kinh tế. Kỳ vọng hiện nay cho thấy Fed có thể cắt giảm 25 điểm cơ bản trong tháng Sáu tới.
Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá

Tăng thuế và lương tối thiểu tại Anh gây sức ép lên các doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải tăng giá hoặc giảm lợi nhuận. Ngành khách sạn, đặc biệt là các quán rượu, dự báo giá đồ uống sẽ tăng, trong khi Ngân hàng Anh lo ngại lạm phát có thể vượt mục tiêu 4% vào cuối năm nay.
Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu

Việc Mỹ áp thuế nhập khẩu lên hàng hóa châu Âu đã khiến giới chức Brussels lo ngại về viễn cảnh u ám cho ngành sản xuất của khối, vốn đã chật vật vì các biện pháp thuế quan của Washington đối với ô tô và thép. Tuy nhiên, mối đe dọa lớn hơn lại đến từ một hướng khác: làn sóng hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc và các nước châu Á có thể tràn vào châu Âu, làm trầm trọng thêm áp lực lên nền kinh tế khu vực.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ