Điều gì sẽ là yếu tố dẫn dắt thị trường châu Á năm 2025: Gói kích thích từ Trung Quốc, thuế quan của Mỹ hay Fed?

Điều gì sẽ là yếu tố dẫn dắt thị trường châu Á năm 2025: Gói kích thích từ Trung Quốc, thuế quan của Mỹ hay Fed?

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

08:04 06/01/2025

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sắp diễn ra được dự báo sẽ là thách thức lớn cho kỳ vọng tăng trưởng của thị trường chứng khoán châu Á trong năm nay. Dẫu vậy, các nhà đầu tư khu vực vẫn đặt niềm tin vào những gói kích thích kinh tế mạnh mẽ hơn từ Bắc Kinh.

Triển vọng thị trường đang bị đe dọa bởi khả năng Tổng thống đắc cử Donald Trump áp đặt thuế quan diện rộng, cùng với rủi ro từ việc Fed có thể tiếp tục duy trì lập trường hawkish. Những yếu tố này có thể khiến chỉ số MSCI Châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục tụt hậu so với chỉ số S&P 500, sau khi đã thấp hơn 16 điểm phần trăm trong năm 2024.

Thị trường chứng khoán khu vực sẽ chịu tác động mạnh từ các chính sách kích cầu nội địa của Trung Quốc. Đồng thời, giới đầu tư cũng đang dõi theo những diễn biến chính trị tại Hàn Quốc cũng như động thái của BoJ và các ngân hàng trung ương khác trong khu vực.

Năm 2025, các nhà đầu tư cổ phiếu châu Á cần chú ý đến năm chủ đề chính sau:

Gói kích thích kinh tế của Trung Quốc

Sau khi làn sóng tăng giá từ gói kích thích trước đó đã chững lại, thị trường đang hướng về kỳ họp Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc vào tháng 3. Tại đây, Bắc Kinh sẽ công bố mục tiêu tăng trưởng năm 2025 cùng những kế hoạch chi tiết nhằm thúc đẩy tiêu dùng, từ đó tạo động lực mới cho thị trường chứng khoán.

Ông Mark Matthews, Trưởng bộ phận nghiên cứu châu Á tại Ngân hàng Julius Baer Singapore nhận định, chính phủ Trung Quốc có thể triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ như phát hành phiếu mua hàng tiêu dùng, tăng trợ cấp cho người dân, mở rộng chính sách bảo hiểm thất nghiệp và đưa ra các gói cứu trợ cho ngành bất động sản.

Thị trường chứng khoán Trung Quốc bước vào năm mới với tâm lý khá thận trọng, dù đã ghi nhận mức tăng trưởng dương đầu tiên trong bốn năm qua vào năm 2024. Mặc dù kỳ vọng về các chính sách hỗ trợ từ chính phủ đang gia tăng, song vẫn còn những lo ngại về sức mạnh phục hồi của nền kinh tế. Tuy nhiên, bất kỳ gói kích thích nào trong tương lai cũng sẽ tạo động lực thu hút dòng vốn đổ vào các thị trường mới nổi châu Á có mối liên hệ chặt chẽ với Trung Quốc.

Chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

Bức tranh mờ mịt về các chính sách thương mại của Trump đang là mối lo ngại hàng đầu đối với thị trường chứng khoán châu Á. Những kế hoạch áp thuế đối với cả đồng minh lẫn đối thủ được dự báo sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến lợi nhuận doanh nghiệp và làm đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong số các lĩnh vực có thể chịu tác động nặng nề nhất phải kể đến ngành năng lượng tái tạo, cùng với các nhà sản xuất chip bán dẫn châu Á và chuỗi cung ứng của họ. Ông Xiao Feng, Giám đốc Nghiên cứu Công nghiệp Trung Quốc tại CLSA Hồng Kông nhận định, việc tăng thuế đối với xe điện Trung Quốc - vốn đã chịu mức thuế 100% dưới thời chính quyền Biden - có thể không gây nhiều tác động do thị trường Mỹ chỉ chiếm chưa đến 1% tổng xuất khẩu. Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng các nhà sản xuất linh kiện ô tô xuất khẩu sang Mexico và Canada có thể đối mặt với sự sụt giảm đơn hàng nếu Trump quyết định áp thêm thuế lên hai quốc gia này.

Ngược lại, làn sóng đa dạng hóa sản xuất trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung leo thang đã mang lại lợi ích cho các thị trường như Ấn Độ và một số nước Đông Nam Á. Giới đầu tư đang chăm chú theo dõi động thái chính sách của Trump để chuẩn bị đón đầu những cơ hội đầu tư tiềm năng.

Xu hướng lãi suất

Fed thể hiện thái độ thận trọng về khả năng tiếp tục cắt giảm lãi suất, tạo điều kiện cho đồng USD duy trì đà tăng, ít nhất trong những tháng đầu năm. Diễn biến này chắc chắn sẽ tạo áp lực giảm giá lên các đồng tiền và thị trường chứng khoán châu Á.

Nền kinh tế Mỹ kiên cường cùng các chính sách đầy biến động tiềm tàng của Trump được dự đoán sẽ đẩy lạm phát lên cao, từ đó hạn chế dư địa hạ lãi suất của các ngân hàng trung ương trong khu vực. Ông Jack Siu, Giám đốc Quản lý Danh mục Đầu tư khu vực châu Á tại Lombard Odier chia sẻ: "Chúng tôi sẽ tiếp tục theo sát chính sách đối ngoại của tân chính quyền Mỹ với châu Á, cũng như các chính sách nội địa có thể tác động đến đồng USD và quan điểm của Fed."

Tuy nhiên, các chiến lược gia hàng đầu tại Phố Wall dự báo sức mạnh của đồng USD sẽ đạt đỉnh vào cuối năm do lãi suất thực tại Mỹ giảm và khẩu vị rủi ro được cải thiện. Nếu kịch bản này thành hiện thực, dòng vốn đổ vào châu Á có thể sẽ dồi dào hơn trong nửa cuối năm.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ)

Sau những phát biểu mang lập trường dovish của Thống đốc BoJ Kazuo Ueda trong tháng trước, giới chuyên gia kinh tế tại các định chế tài chính hàng đầu đã điều chỉnh dự báo về thời điểm BoJ tăng lãi suất từ tháng 1 sang tháng 3. Theo đó, các trader cũng đã hạ thấp kỳ vọng về triển vọng tăng giá của đồng Yên sau khi đồng Yên đã suy giảm 10% giá trị so với đồng USD trong năm 2024.

Xu hướng yếu đi của đồng Yên sẽ là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là các nhà sản xuất công nghệ và ô tô. Diễn biến của thị trường chứng khoán Nhật Bản sẽ có tác động chi phối đến chỉ số MSCI châu Á, bởi cổ phiếu nước này đang chiếm tỷ trọng áp đảo với gần 32%.

Việc hoãn tăng lãi suất cũng có thể làm chậm lại quá trình thu hẹp các giao dịch "carry trade". Mọi động thái điều chỉnh chính sách từ BoJ đều có thể tạo ra làn sóng ảnh hưởng vượt ra ngoài biên giới Nhật Bản và châu Á, bởi các tổ chức và cá nhân Nhật Bản là những nhà đầu tư lớn vào tài sản nước ngoài, và đồng thời đồng Yên cũng đóng vai trò then chốt trong hệ thống tài chính toàn cầu.

Bất ổn tại Hàn Quốc

Nền kinh tế lớn thứ tư châu Á đang đứng trước triển vọng không mấy sáng sủa khi phải đối mặt với hàng loạt bất ổn gia tăng cả về cả mặt chính trị lẫn kinh tế. Quốc gia này vừa hạ dự báo tăng trưởng năm nay xuống còn 1.8%, sau khi đạt mức 2.1% trong năm 2024 - phản ánh hệ lụy từ cuộc khủng hoảng thiết quân luật chấn động của Tổng thống Yoon Suk Yeol - người đang đối diện với tiến trình luận tội.

Tình hình này làm dấy lên lo ngại rằng thị trường chứng khoán Hàn Quốc - vốn đã nằm trong nhóm hoạt động kém hiệu quả nhất toàn cầu năm qua - có thể càng tụt hậu xa hơn so với đối thủ cạnh tranh về công nghệ là Đài Loan. Đồng KRW hiện đang giao dịch quanh vùng đáy của 15 năm qua. Cuộc khủng hoảng này còn được dự báo sẽ cản trở những nỗ lực xóa bỏ tình trạng định giá thấp kéo dài của thị trường chứng khoán nước này.

Giới đầu tư đang dõi theo từng diễn biến để chờ đợi phán quyết từ Tòa án Hiến pháp về việc liệu Tổng thống Yoon có bị phế truất vĩnh viễn hay không. Trong trường hợp tòa án xác nhận tính hợp pháp và hiệu lực của nghị quyết luận tội, ông Yoon sẽ phải rời khỏi cương vị, và cuộc bầu cử Tổng thống mới sẽ được tổ chức trong vòng 60 ngày sau đó.

Bloomberg

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Trung Quốc cắt giảm lãi suất và tỷ lệ dự trữ để hỗ trợ nền kinh tế
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trung Quốc cắt giảm lãi suất và tỷ lệ dự trữ để hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc sẽ giảm lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng để thúc đẩy nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh cuộc chiến thương mại với Mỹ. Các biện pháp này nhằm tăng thanh khoản, hỗ trợ nhu cầu nhà ở và ổn định thị trường xuất khẩu và bất động sản.
Đồng Yên Nhật giảm khi có tín hiệu tích cực từ cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Đồng Yên Nhật giảm khi có tín hiệu tích cực từ cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung

Đồng yên suy yếu do kỳ vọng về tiến triển trong đàm phán thương mại Mỹ - Trung và đà phục hồi của USD trước thềm cuộc họp FOMC. Tuy nhiên, triển vọng chính sách thắt chặt từ BoJ và rủi ro địa chính trị tiếp tục hỗ trợ JPY trong trung hạn. Về kỹ thuật, USD/JPY vẫn bị giới hạn dưới ngưỡng kháng cự 144.00 và có nguy cơ giảm sâu nếu xuyên thủng mốc hỗ trợ 142.00.
Chỉ số Hang Seng dẫn đầu đà tăng của Châu Á nhờ kỳ vọng thương mại Mỹ-Trung
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chỉ số Hang Seng dẫn đầu đà tăng của Châu Á nhờ kỳ vọng thương mại Mỹ-Trung

Chỉ số Hang Seng tăng 1.51% khi hy vọng về một bước đột phá trong thương mại Mỹ-Trung đã nâng cao tâm lý thị trường châu Á. ASX 200 tăng 0.19%, được thúc đẩy bởi thu nhập ngân hàng mạnh mẽ và giá quặng sắt tăng trong bối cảnh tâm lý rủi ro được cải thiện. Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ tổ chức các cuộc đàm phán thương mại cấp cao tại Thụy Sĩ, làm dấy lên hy vọng giảm bớt căng thẳng thương mại trong tuần này.
USD suy yếu trước thềm cuộc họp của Fed, các đồng tiền châu Á ổn định hơn
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

USD suy yếu trước thềm cuộc họp của Fed, các đồng tiền châu Á ổn định hơn

Đồng USD ổn định trước cuộc họp Fed, trong khi đồng Đô la Đài Loan tăng vọt khiến các nhà đầu tư lo ngại về làn sóng bán tháo lan rộng. Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tạm lắng với kỳ vọng đàm phán sắp tới, nhưng rủi ro tỷ giá vẫn đè nặng lên các tổ chức nắm giữ tài sản định giá bằng USD.