Dollar cuối cùng đã "Pullback", đâu sẽ là hướng đi tiếp theo cho đồng bạc xanh?

Dollar cuối cùng đã "Pullback", đâu sẽ là hướng đi tiếp theo cho đồng bạc xanh?

21:09 03/08/2020

Kịch bản nào cho đồng USD trong ngắn và dài hạn? Liệu vai trò trú ẩn của USD có thể bộc lộ khi đàm phán về gói cứu trợ của Hoa Kỳ tiếp tục đình trệ?

Trong phiên giao dịch châu Á:

Chỉ số chứng khoán ASX đã tăng mạnh trong phiên giao dịch châu Á sáng ngày hôm nay, trong khi Thủ hiến Bang Victoria của Úc ông Daniel Andrews đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp để đối phó với sự gia tăng mạnh của các ca nhiễm COVID-19 mới cho thấy diễn biến của thị trường đang trở nên phức tạp hơn.

Các đồng tiền trú ẩn như USD và JPY mạnh lên khi căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung gây ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý thị trường. Chính quyền Trump dự kiến ​​nâng các biện pháp trừng phạt của mình đối với các tập đoàn phần mềm thuộc sở hữu của Trung Quốc.

Vàng đã giảm trở lại mốc $1,960 sau khi thiết lập đỉnh cao mới trước đó.

Tối nay, dữ liệu PMI của Mỹ có thể sẽ khiến cho tâm lý thị trường thay đổi khi các nhà đầu tư đang e ngại về tình hình dịch bệnh và gói cứu trợ của Hoa kỳ.

Các dữ liệu quan trọng của Hoa Kỳ trong ngày hôm nay.

Đàm phán về gói cứu trợ của Hoa Kỳ có thể sẽ củng cố cho sức mạnh của USD

Sự mâu thuẫn giữa 2 Đảng đang gây cản trở cho các cuộc đàm phán về gói cứu trợ COVID-19 của Hoa Kỳ, các nhà hoạch định chính sách đã đề xuất giảm mức trợ cấp thất nghiệp hàng tuần xuống dưới $400.

Nhưng với sự ủng hộ của Đảng Dân chủ, chương trình trợ cấp thất nghiệp với $600/tuần vẫn được tiếp tục, Chánh văn phòng Nhà Trắng ông Mark Meadows không lạc quan rằng sẽ có một giải pháp trong nhiệm kỳ sắp tới.

Sự thiếu lạc quan của ông Meadows là hợp lý khi hạch toán các tuyên bố của Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin cho thấy các khoản trợ cấp dẫn đến việc người dân từ chối trở lại làm việc, vì số tiền mà Hoa Kỳ trả cho người dân để ở nhà nhiều hơn so với việc họ đi làm.

Khi các ca nhiễm COVID-19 gia tăng lên tới con số 5 triệu người, áp lực đang gia tăng với đối với Quốc hội để có thể để xuất thành công gói cứu trợ trị giá 1 nghìn tỷ USD lên Thương viện trước kỳ nghỉ hè vào ngày 7/8.

Cuối cùng, tiến triển chậm chạp trong việc đàm phán gói cứu trợ trước 7/8 cùng với dữ liệu sản xuất thất vọng của Hoa Kỳ có thể sẽ khiến cho USD mạnh lên so với các đồng tiền khác nhờ vai trò tài sản trú ẩn.

Phân tích kỹ thuật DXY:

Biểu đồ khung thời gian Monthly của DXY.

Chỉ số DXY đã bị vùi dập thê thảm sau khi tăng lên mức cao nhất của 19 năm qua vào tháng 3 tại 102.99. USD đã sụt giảm hơn 14% so với các đồng tiền chính khác cùng với tín hiệu bắt đầu cho một xu hướng giảm sâu hơn nữa sau khi DXY phá vỡ qua đường xu hướng hỗ trợ từ đáy năm 2011.

Đà sụt giảm có thể sẽ tiếp tục với đồng tiền dự trữ thế giới này khi chỉ báo RSI đã giảm xuống dưới vùng 50 lần đầu tiên sau 2 năm.

Hơn nữa, USD là một trong những đồng tiền trú ẩn và đồng bạc xanh này đang ở một trong chu kỳ cứ 8 năm sẽ có một đợt sụt giảm mạnh, điều này càng củng cố hơn cho một thời đại suy yếu của USD.

Trên thực tế, sự sụt giảm đã chững kiến vào năm 2002 xảy ra khi USD phá vỡ xu hướng tăng kéo dài từ mức thấp năm 1996, khiến mức giảm sụt giảm lên tới 40%, cuối cùng đồng bạc xanh đã chạm đáy vào giữa năm 2008.

Biểu đồ khung thời gian Daily của DXY.

Tuy nhiên, khi nhìn vào biểu đồng khung thời gian Daily thì chúng ta có thể thấy được một đợt phục hồi ngắn hạn của USD sau khi chỉ báo RSI sụt giảm về vùng quá bán lần thứ 3 trong năm nay.

Mức đóng cửa hàng ngày trên ngưỡng kháng cự 93.80 có thể sẽ xảy ra trong những ngày tới vì độ dốc của đường chỉ báo nhanh trong MACD (đường màu đỏ của chỉ báo MACD) đang dần chuyển sang tích cực, có khả năng sẽ thúc đẩy cho USD phục hồi trở lại mức thấp trong tháng 3 (94.65).

Tuy nhiên, đà phục hồi của USD có thể vẫn bị hạn chế khi đã xác nhận sự phá vỡ của xu hướng tăng từ năm 2011.

Do đó, thị trường chỉ đang ở nhịp điều chỉnh và kịch bản cho một đồng USD suy yếu hơn nữa trong thời gian tới là dễ xảy ra hơn và USD vẫn  có thể tiếp tục tạo đáy mới của năm.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế

Chính phủ Pháp khẳng định sẽ không tiến hành thêm các biện pháp cắt giảm chi tiêu để đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách nếu một cuộc chiến tranh thương mại bùng nổ, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Động thái này đặt ra dấu hỏi về tính khả thi trong nỗ lực củng cố tài chính công của nước này trong bối cảnh áp lực từ thị trường và đối tác quốc tế ngày càng gia tăng.
Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường

Các nhà giao dịch gia tăng cược vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu việc làm kém khả quan khiến thị trường thêm bất ổn. Lợi suất trái phiếu giảm mạnh, trong khi các nhà đầu tư chú ý đến bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell và ảnh hưởng của các mức thuế đối với nền kinh tế. Kỳ vọng hiện nay cho thấy Fed có thể cắt giảm 25 điểm cơ bản trong tháng Sáu tới.
Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá

Tăng thuế và lương tối thiểu tại Anh gây sức ép lên các doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải tăng giá hoặc giảm lợi nhuận. Ngành khách sạn, đặc biệt là các quán rượu, dự báo giá đồ uống sẽ tăng, trong khi Ngân hàng Anh lo ngại lạm phát có thể vượt mục tiêu 4% vào cuối năm nay.
Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu

Việc Mỹ áp thuế nhập khẩu lên hàng hóa châu Âu đã khiến giới chức Brussels lo ngại về viễn cảnh u ám cho ngành sản xuất của khối, vốn đã chật vật vì các biện pháp thuế quan của Washington đối với ô tô và thép. Tuy nhiên, mối đe dọa lớn hơn lại đến từ một hướng khác: làn sóng hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc và các nước châu Á có thể tràn vào châu Âu, làm trầm trọng thêm áp lực lên nền kinh tế khu vực.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ