Đồng TWD tăng mạnh giữa làn sóng bán tháo USD

Đồng TWD tăng mạnh giữa làn sóng bán tháo USD

Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

08:09 06/05/2025

Đồng TWD vừa ghi nhận mức tăng mạnh chưa từng có trong hai ngày liên tiếp, giữa làn sóng tháo chạy khỏi đồng USD và tâm lý bất ổn đang lan rộng trên thị trường toàn cầu. Nguyên nhân bắt nguồn từ cuộc chiến thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng, vốn đang làm lung lay niềm tin của nhà đầu tư và gây rạn nứt các mối quan hệ thương mại.

Đài Loan giữ vai trò đặc biệt trong chuỗi cung ứng toàn cầu, là nơi sản xuất chip điện tử cao cấp cho cả Mỹ lẫn Trung Quốc. Đồng nội tệ của hòn đảo này – vốn được ngân hàng trung ương kiểm soát chặt chẽ để duy trì ổn định – đã bất ngờ tăng 8% chỉ trong vòng 48 giờ. Các nhà giao dịch cho biết nhu cầu bán USD tăng vọt, trong khi gần như không có người mua, do các doanh nghiệp xuất khẩu, công ty bảo hiểm và nhà đầu tư ồ ạt chuyển đổi tiền sang đồng nội tệ.

Dù chưa rõ yếu tố nào trực tiếp kích hoạt đợt tăng giá đột biến, nhưng diễn biến này trùng thời điểm kết thúc vòng đàm phán thương mại Mỹ – Đài tại Washington, làm dấy lên đồn đoán rằng hai bên đã đạt được thỏa thuận ngầm: Đài Loan để đồng tiền mạnh lên, đổi lại được nhượng bộ về thương mại.

Ngân hàng trung ương Đài Loan bác bỏ hoàn toàn thông tin này. Tuy nhiên, thị trường vẫn nghi ngờ việc nhà chức trách “ngầm bật đèn xanh” cho đà tăng của đồng tiền – điều có thể phù hợp với lợi ích của Mỹ trong bối cảnh hiện tại. Biến động này cho thấy các doanh nghiệp từng tích trữ lượng lớn USD trong nhiều năm – nhất là các công ty xuất khẩu và bảo hiểm – giờ đang đứng trước sức ép phải chuyển đổi tài sản về đồng nội tệ.

“Mức tăng của đồng TWD lần này là nhanh nhất tôi từng thấy,” một lãnh đạo tài chính tại Đài Loan cho biết. “Dòng vốn nóng đang đổ vào, và ngân hàng trung ương đang để mặc cho điều đó diễn ra. Nhiều người cho rằng có áp lực từ phía Mỹ – và tôi tin điều đó là thật.”

Trong khi đó, ngân hàng trung ương Đài Loan khẳng định Mỹ không hề yêu cầu nước này làm mạnh đồng tiền. Biến động gần đây, theo cơ quan này, xuất phát từ dòng tiền nước ngoài đổ vào và kỳ vọng của doanh nghiệp về xu hướng tăng giá của TWD. Tổng thống Đài Loan Lai Thanh Đức cũng lên tiếng bác bỏ tin đồn liên quan đến đàm phán tỷ giá với Mỹ, kêu gọi người dân không lan truyền thông tin sai lệch.

Văn phòng Đàm phán Thương mại Đài Loan xác nhận không hề có bàn thảo về tỷ giá, cũng như không có sự tham gia của ngân hàng trung ương trong các cuộc đàm phán. Dù vậy, đồng TWD vẫn đóng cửa ở mức cao nhất trong hơn hai năm vào thứ Hai, đạt 30.145 TWD đổi 1 USD.

Từ đâu mà ra?

Đồng TWD đã bắt đầu xu hướng tăng từ đầu tháng 4 – ngay sau khi Tổng thống Trump công bố mức thuế nhập khẩu lên tới 32% với hàng hóa từ Đài Loan (sau đó bị đình chỉ).

Ban đầu, đà tăng có vẻ được hỗ trợ bởi dấu hiệu hạ nhiệt trong căng thẳng Mỹ – Trung. Nhưng sau đó, các yếu tố nội tại của thị trường tài chính Đài Loan đã khiến nhu cầu mua vào TWD tăng vọt. Các doanh nghiệp xuất khẩu lo sợ nguồn thu USD giảm giá trị, trong khi các công ty bảo hiểm chứng kiến giá trị tài sản đầu tư ở nước ngoài tụt mạnh tính theo TWD – dẫn đến làn sóng bán USD, mua TWD để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

Reuters

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Cuộc chiến phòng ngừa rủi ro ngoại hối của các công ty bảo hiểm Đài Loan
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cuộc chiến phòng ngừa rủi ro ngoại hối của các công ty bảo hiểm Đài Loan

Hai công ty bảo hiểm lớn ở Đài Loan, Fubon Life và Taishin Life, đang áp dụng chiến lược khác nhau để đối phó với sự biến động của đồng Đài tệ, sau khi đồng tiền này mạnh lên và ảnh hưởng đến lượng trái phiếu USD mà họ nắm giữ. Fubon Life đã quyết định tăng cường các biện pháp phòng ngừa rủi ro, trong khi Taishin Life chọn không thay đổi chiến lược do chi phí tăng cao. Sự biến động này đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng duy trì mô hình kinh doanh của các công ty bảo hiểm trong bối cảnh tỷ lệ phòng ngừa rủi ro thấp.
Israel nới lỏng lệnh cấm rời khỏi Gaza sau khi Trump kêu gọi tái định cư
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Israel nới lỏng lệnh cấm rời khỏi Gaza sau khi Trump kêu gọi tái định cư

Israel đã cho phép hàng trăm người Palestine rời Gaza trong bối cảnh cuộc chiến thương mại và sau đề xuất di dời của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Việc xuất cảnh tăng nhanh từ khi Mỹ đề xuất tái định cư toàn bộ cư dân Gaza, mặc dù nhiều quốc gia đã từ chối tiếp nhận. Các nỗ lực này là một phần trong chiến lược dài hạn của Israel liên quan đến kế hoạch của Trump.
Tăng cường nhập khẩu để né thuế quan - Thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ lên mức cao kỷ lục
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Tăng cường nhập khẩu để né thuế quan - Thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ lên mức cao kỷ lục

Thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng 3 khi các doanh nghiệp tăng cường nhập khẩu hàng hóa trước các đợt thuế quan quy mô lớn của Tổng thống Donald, điều này đã kéo tổng sản phẩm quốc nội xuống mức âm trong quý đầu tiên, lần đầu tiên sau ba năm.
NZD/USD "rơi" khỏi mức cao nhất trong hơn hai tuần, trượt xuống dưới mốc 0.6000
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

NZD/USD "rơi" khỏi mức cao nhất trong hơn hai tuần, trượt xuống dưới mốc 0.6000

NZD/USD đang cố gắng tận dụng đà tăng khiêm tốn trong ngày lên mức cao nhất trong hơn hai tuần. Dữ liệu việc làm trái chiều của New Zealand và sự tăng nhẹ của USD làm lu mờ sự lạc quan về thương mại. Các nhà giao dịch hiện đang xem xét quyết định quan trọng của FOMC trước khi đặt cược theo hướng mới.
Tăng trưởng việc làm chậm lại ở New Zealand củng cố thêm kỳ vọng RBNZ cắt giảm lãi suất
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tăng trưởng việc làm chậm lại ở New Zealand củng cố thêm kỳ vọng RBNZ cắt giảm lãi suất

Tăng trưởng việc làm của New Zealand tăng với tốc độ chậm trong quý đầu tiên với tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức cao khoảng 4 năm rưỡi và lạm phát tiền lương hạ nhiệt, củng cố thêm kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất nhiều hơn vào cuối tháng này và trong suốt cả năm.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ