Đồng yên suy yếu: Thách thức hay cơ hội cho chứng khoán Nhật Bản?

Đồng yên suy yếu: Thách thức hay cơ hội cho chứng khoán Nhật Bản?

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

12:35 19/02/2024

Mặc dù chứng khoán Nhật Bản đang bùng nổ và tiến gần mức cao kỷ lục, các nhà quản lý tài sản lại đang tăng cường đặt cược vào sự mất giá của đồng yên - lên mức cao nhất trong hơn một năm qua, cho thấy nhà đầu tư vẫn rất thận trọng về rủi ro tỷ giá.

Hệ số tương quan giữa vị thế đồng yên và Topix 100 đứng ở mức -0.56 tính đến ngày 13/2, mức cao nhất kể từ năm 2020, theo phân tích của Bloomberg dựa trên dữ liệu từ Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Hoa Kỳ (CFTC).

Điều này cho thấy các nhà quản lý tài sản có cái nhìn bi quan hơn với đồng yên khi các cổ phiếu có vốn hóa lớn của Nhật Bản tăng giá.

Tỷ giá USD/JPY đã tăng gần 6% trong năm nay, đi ngược với dự báo cho rằng đồng yên sẽ phục hồi vào năm 2024. Sự mất giá của đồng yên làm giảm lợi nhuận từ đà tăng của thị tường chứng khoán Nhật Bản đối với các nhà đầu tư toàn cầu tính theo đồng đô la Mỹ, họ có thể là những nhà đầu tư đang chuyển nguồn vốn từ thị trường chứng khoán Trung Quốc ảm đạm sang thị trường Nhật Bản.

Đồng yên suy yếu do kỳ vọng ngày càng tăng rằng ngay cả khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2007 trong những tháng tới, họ cũng sẽ không vội nâng lãi suất thêm nữa.

Wei Li, nhà quản lý danh mục đầu tư tại BNP Paribas Asset Management, cho biết: “Chúng tôi vốn rất ưa thích cổ phiếu Nhật Bản, nhưng chúng tôi vẫn phải phòng ngừa rủi ro tỷ giá” vì đồng yên có thể sẽ iếp tục suy yếu.

Các nhà giao dịch bán khống yên có thể thu được lợi nhuận khi chi phí hedging đồng Yên hiện ở mức -5.6%, miễn là đồng Yên không tăng trở lại

Chỉ số Topix 100 đã tăng 14% trong năm nay, tiếp nối đà tăng 27% của năm ngoái, mức tăng lớn nhất kể từ năm 2013. Chỉ số này đã đạt mức cao nhất kể từ năm 1990, một phần do sự lạc quan rằng tình trạng giảm phát của Nhật Bản sắp kết thúc.

Tổng lượng mua ròng cổ phiếu và HĐTL chứng khoán Nhật Bản trong 52 tuần đã tăng lên 8.1 nghìn tỷ yên (54 tỷ USD) vào giữa tháng 1/2024, mức cao nhất tính từ năm 2015. Mặc dù lượng mua đã chậm lại còn 5.8 nghìn tỷ yên trong tuần kết thúc vào ngày 9/2, con số này vẫn mạnh hơn nhiều so với mức trung bình 2.4 nghìn tỷ yên kể từ năm 2015.

Yukio Ishizuki, chiến lược gia ngoại hối cấp cao tại Daiwa Securities, cho biết: “Khi chứng khoán Nhật Bản tăng giá, nhu cầu bán đồng yên để phòng ngừa rủi ro tỷ giá của nhà đầu tư nước ngoài tăng lên. Ông dự đoán rằng đồng yên sẽ giảm trở lại mức thấp của năm ngoái do lo ngại về việc BoJ tăng lãi suất chậm và dần dần trong khi Fed giảm lãi suất muộn hơn dự kiến.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Phố Wall tạm thời "bẻ gãy" tham vọng thuế quan của Trump
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Phố Wall tạm thời "bẻ gãy" tham vọng thuế quan của Trump

Thị trường vừa cho Donald Trump một bài học nhớ đời. Chỉ sau cú lao dốc 12% của S&P 500 và cú nhảy 60 điểm cơ bản của lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ, Nhà Trắng vội vàng tháo lui khỏi chính sách thuế quan "điên rồ" chỉ sau 13 tiếng ban hành. Những gì vừa xảy ra cho thấy: Trump không phải người điều khiển thị trường.
Từ lý thuyết đến thực chiến: Thương mại toàn cầu 'thử lửa' trước cuộc chiến thuế quan
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Từ lý thuyết đến thực chiến: Thương mại toàn cầu 'thử lửa' trước cuộc chiến thuế quan

Dưới tác động của các chính sách thuế quan từ chính quyền Trump, những nguyên tắc thương mại toàn cầu tưởng chừng vững chắc đang bị đặt trước phép thử khắc nghiệt. Khi lý thuyết kinh tế chưa từng được kiểm chứng trong bối cảnh xung đột thương mại quy mô lớn, rủi ro từ suy thoái, trả đũa và bất ổn tài chính ngày càng hiện rõ. Giữa làn sóng biến động, nhà đầu tư buộc phải đưa ra quyết định mà không có bất kỳ sự chắc chắn nào để bấu víu.
Trước 'cơn bão' thuế quan, Thủ tướng Starmer học gì từ lịch sử để ứng phó với Mỹ ?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Trước 'cơn bão' thuế quan, Thủ tướng Starmer học gì từ lịch sử để ứng phó với Mỹ ?

Trong bối cảnh thế giới hiện nay, chỉ một quyết định bất ngờ từ một cá nhân cũng đủ để làm thị trường chao đảo và khiến cả nền kinh tế quốc gia bị ảnh hưởng. Vậy các nhà lãnh đạo khác nên phản ứng thế nào? Đây chính là bài toán mà Thủ tướng Anh Keir Starmer đang phải giải. Ông sẽ chọn cách cứng rắn như Australia, EU và Trung Quốc – công khai đe dọa đáp trả các chính sách thuế quan của Donald Trump? Hay sẽ đi theo hướng mềm mỏng như Israel và Nhật Bản – giữ thái độ hợp tác và tìm kiếm tiếng nói chung?
Tín hiệu tích cực từ Washington: Việt Nam - Hoa Kỳ tiến tới thỏa thuận thương mại!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Tín hiệu tích cực từ Washington: Việt Nam - Hoa Kỳ tiến tới thỏa thuận thương mại!

Theo thông báo chính thức trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã có cuộc hội đàm với Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer tại Washington và đạt được thỏa thuận khởi động tiến trình đàm phán về hiệp định thương mại "tương hỗ".