Dự báo lạm phát cuối cùng cũng chỉ là những dự báo viển vông

Dự báo lạm phát cuối cùng cũng chỉ là những dự báo viển vông

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

15:18 10/02/2022

“Dự báo rất khó, đặc biệt là về tương lai.” Đúng như nhà vật lý học Niels Bohr từng nói.

Có vẻ như một số thành viên ngay trong ECB cũng không tin tưởng khả năng kìm hãm lạm phát của ngân hàng trung ương này. Lịch sử sẽ đứng về phía những người đặt nghi vấn. Trong tháng 3/2021, ECB dự báo lạm phát 1 năm là 1.3%, dự báo lạm phát 5 năm từ năm 2017 là 1.8%. Lần gần đây nhất, lạm phát châu Âu đang ở… 5.1%. Nói công bằng thì đâu phải mỗi châu Âu bị hớ. Năm ngoái, Fed dự báo PCE lõi năm nay cũng chỉ ở khoảng 2%. Tốt quá nhỉ? Cũng không quá gì khi nói lạm phát tháng Một tại Mỹ công bố tối nay sẽ thổi bay nóc nhà…

Kể cả trong những ngày “bình thường”, khó mà biết được hết những gì có thể xảy ra trong tương lai. Và lúc này chả có gì bình thường cả, cả cái khủng hoảng chuỗi cung ứng nữa, đồng nghĩa với việc các số liệu lạm phát sẽ liên tục lệch rất xa so với dụ báo.
Với lạm phát nóng như hiện tại, các chú diều hâu tại ECB đã chiếm lấy cơ hội để đưa lãi suất Eurozone trở lại quỹ đạo đúng. Tất nhiên là ta không biết được lạm phát sẽ trôi dạt về đâu nửa sau 2022, hay các năm tới. Dù bạn nghĩ thế nào về việc ECB có nên tăng lãi suất trong năm nay, có lẽ nhiều người nghĩ đã đến lúc ngừng kích thích? Đúng là việc các cơ quan tiền tệ vẫn cứ mua trái phiếu hàng tháng không còn logic lắm. Để làm gì? Thổi phồng lạm phát?

Sau nhiều năm vung tiền vào thị trường trái phiếu với hy vọng hãm lại lạm phát, thành quả của ECB là không nhiều. Thị trường đã sẵn sàng thay đổi. Có lẽ ECB cũng nên vậy.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Năm điểm nóng trên thị trường hàng hóa thế giới không thể bỏ qua tuần này
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Năm điểm nóng trên thị trường hàng hóa thế giới không thể bỏ qua tuần này

Biến động giá dầu định hình hoạt động của ngành khai thác Mỹ, hiện hàng loạt giàn khoan đá phiến đang phải tạm ngừng vận hành. BloombergNEF công bố báo cáo triển vọng năng lượng toàn cầu mới nhất trước thềm hội nghị thượng đỉnh tại New York cuối tháng này. Và thực chất những kim loại đất hiếm chiến lược nào đang bị Trung Quốc siết chặt kiểm soát?
Bức tranh u ám của tài sản Mỹ dưới áp lực thuế quan và Fed
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Bức tranh u ám của tài sản Mỹ dưới áp lực thuế quan và Fed

Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán Mỹ và USD đồng loạt sụt giảm vào đầu phiên giao dịch thứ Hai trong bối cảnh nhà đầu tư thận trọng trước tiến trình đàm phán thương mại của Mỹ với Nhật Bản và EU, đồng thời lo ngại những lời chỉ trích của Tổng thống Donald Trump nhắm vào Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Châu Á đứng trước làn sóng cắt giảm lãi suất khi chính sách thuế quan của Tổng thống Trump đe dọa đà phục hồi kinh tế toàn cầu
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Châu Á đứng trước làn sóng cắt giảm lãi suất khi chính sách thuế quan của Tổng thống Trump đe dọa đà phục hồi kinh tế toàn cầu

Thật đáng quan ngại khi chứng kiến những chuyên gia kinh tế hàng đầu, vốn từng nhiều lần giải cứu nền kinh tế toàn cầu, giờ đây lại tỏ ra lúng túng trước cuộc chiến thương mại. Dù thường có khả năng hành động dứt khoát ngay cả khi chưa hoàn toàn chắc chắn về các biện pháp cuối cùng, các quan chức hiện tại đang phải thận trọng dò đường qua mê cung thuế quan phức tạp, không khác gì những người quan sát thông thường.
Vị thế của đồng USD: Sức mạnh không đồng nghĩa với bất biến
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Vị thế của đồng USD: Sức mạnh không đồng nghĩa với bất biến

Sự thống trị toàn cầu của đồng USD chưa bao giờ là điều được đảm bảo vĩnh viễn. Trong Our Dollar, Your Problem, Kenneth Rogoff cảnh báo rằng những rủi ro nội tại như thâm hụt ngân sách, bất ổn chính trị và can thiệp vào chính sách tiền tệ có thể âm thầm bào mòn niềm tin vào đồng bạc xanh. Nếu mất niềm tin, quyền lực tiền tệ của Mỹ sẽ suy giảm không ồn ào nhưng đầy hệ lụy.
Nvidia và hồi chuông cảnh tỉnh về hậu quả từ cuộc chiến thuế quan của Trump
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nvidia và hồi chuông cảnh tỉnh về hậu quả từ cuộc chiến thuế quan của Trump

Nvidia đối mặt nguy cơ mất 5.5 tỷ USD vì lệnh hạn chế xuất khẩu chip sang Trung Quốc, phản ánh hậu quả từ chính sách thương mại thiếu chuẩn bị của Mỹ. Trong khi Trung Quốc đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho xung đột, Mỹ vẫn tỏ ra bị động trước những rủi ro trong chuỗi cung ứng công nghệ. Bài học từ Nvidia cho thấy Mỹ có thể đang bước vào cuộc chiến công nghệ trong thế yếu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ