Dữ liệu tín dụng và nhà ở cho thấy tăng trưởng Trung Quốc một lần nữa mất đà

Dữ liệu tín dụng và nhà ở cho thấy tăng trưởng Trung Quốc một lần nữa mất đà

Nguyễn Mai Vinh

Nguyễn Mai Vinh

Junior Analyst

20:22 14/11/2023

Khi Chủ tịch Tập Cận Bình gặp Tổng thống Joe Biden trong tuần này, ông sẽ có tương đối ít thứ để nói về nền kinh tế Trung Quốc. Trên thực tế, dữ liệu tín dụng và nhà ở mới nhất cho thấy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới lại một lần nữa suy yếu.

Dữ liệu ngày 13/11 cho thấy tăng trưởng tín dụng của Trung Quốc vẫn ổn định trong tháng 10, nhờ doanh số bán trái phiếu chính phủ tăng vọt. Tuy vậy, dòng vốn vẫn chưa đạt tới ngưỡng được dự báo. Những con số cho thấy nếu chính phủ không đẩy mạnh vay nợ, tăng trưởng tín dụng có lẽ đã không được ghi nhận.

Ngoài ra, M1, thước đo cung tiền bao gồm tiền gửi không kỳ hạn của doanh nghiệp, chỉ tăng 1.9% so với cùng kỳ năm trước. Theo Morgan Stanley, tăng trưởng M1 yếu có thể phản ánh tình trạng khó khăn về thanh khoản của các nhà phát triển bất động sản.

Trong quá khứ, thị trường nhà ở, thông qua vay mượn từ các nhà phát triển và người mua nhà, từng là một trong những động lực chính thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của Trung Quốc. Tuy nhiên, bất chấp nhiều biện pháp nới lỏng khác nhau, tình trạng sụt giảm nhà đất vẫn ngày càng trầm trọng.

Theo chuyên gia kinh tế Lu Ting của Nomura, kể từ đầu tháng 11, doanh số bán nhà mới trung bình ở 21 thành phố lớn đã giảm 44% so với con số trước đại dịch năm 2019, lớn hơn cả mức giảm 31% trong tháng 10. Điều đó tương tự với tốc độ suy thoái vào tháng 7, trước khi Bắc Kinh bắt đầu áp dụng một loạt biện pháp nới lỏng mới nhằm ổn định lĩnh vực bất động sản.

Thị trường nhà ở không phải là nơi duy nhất vắng bóng người tiêu dùng. Trong ngày siêu giảm giá hàng năm 11/11, tổng giá trị hàng hóa (GMV) được bán qua các nền tảng thương mại điện tử chỉ tăng 2% so với cùng sự kiện mua sắm năm ngoái, theo Nomura, trích dẫn dữ liệu từ công ty nghiên cứu Syntun. Điều đó đánh dấu sự suy giảm mạnh so với tốc độ tăng trưởng 14% vào năm 2022.

Cho đến khi thị trường nhà đất ổn định và niềm tin của người tiêu dùng phục hồi, Bắc Kinh cần phải làm nhiều hơn nữa để vực dậy nền kinh tế.

ZeroHedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhật Bản đối mặt thách thức lớn trong đàm phán thương mại với Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhật Bản đối mặt thách thức lớn trong đàm phán thương mại với Mỹ

Nhật Bản sẽ đối mặt với Mỹ trong các cuộc đàm phán thương mại đầy thách thức, hy vọng giảm thuế quan và mở rộng đầu tư vào nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, Tokyo lo ngại sẽ bị ép buộc thông qua các yêu cầu thương mại khắc nghiệt. Một thỏa thuận thành công không chỉ củng cố quan hệ chiến lược mà còn ổn định thị trường tài chính.
Canh bạc thương mại: Trump và chiến lược thuế quan đối ứng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Canh bạc thương mại: Trump và chiến lược thuế quan đối ứng

Chính sách thương mại tưởng chừng phi lý của Trump có thể trở thành một chiến lược nếu ông từ bỏ học thuyết thâm hụt và theo đuổi nguyên tắc đối ứng. Với cách tiếp cận hợp tác và đàm phán thực chất, Mỹ có thể thúc đẩy thương mại công bằng và tạo nên bước ngoặt lịch sử.
RBA nhận định cuộc họp tháng 5 sẽ là thời điểm thuận lợi để xem xét lại chính sách tiền tệ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

RBA nhận định cuộc họp tháng 5 sẽ là thời điểm thuận lợi để xem xét lại chính sách tiền tệ

RBA bày tỏ sự thận trọng đối với việc cắt giảm lãi suất trong tương lai, cho biết tháng 5 sẽ là thời điểm thích hợp để xem xét lại các chính sách, theo biên bản cuộc họp tháng 4 được tổ chức ngay trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế quan đã làm xáo trộn thị trường toàn cầu.
Hàn Quốc công bố gói hỗ trợ 23 tỷ USD cho ngành bán dẫn trong bối cảnh bất ổn thuế quan từ Mỹ
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Hàn Quốc công bố gói hỗ trợ 23 tỷ USD cho ngành bán dẫn trong bối cảnh bất ổn thuế quan từ Mỹ

Trong nỗ lực củng cố vị thế dẫn đầu trong chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu, Chính phủ Hàn Quốc ngày 15/4 công bố gói hỗ trợ mở rộng trị giá 33,000 tỷ won (tương đương 23.25 tỷ USD) dành cho ngành công nghiệp bán dẫn – lĩnh vực được coi là “xương sống” của nền kinh tế quốc gia.
Phố Wall chao đảo, thị trường trái phiếu rác đóng băng sau đòn áp thuế của Trump
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Phố Wall chao đảo, thị trường trái phiếu rác đóng băng sau đòn áp thuế của Trump

Kể từ sau làn sóng áp thuế ồ ạt khơi mào bởi Tổng thống Donald Trump, các doanh nghiệp Mỹ có mức tín nhiệm thấp gần như không còn cửa tiếp cận thị trường trái phiếu. Thị trường vốn đang chứng kiến một “đợt đóng băng” lan rộng trên Phố Wall, bóp nghẹt các kênh huy động vốn và đe dọa làm chệch hướng đà phục hồi vốn đã mong manh của nhiều thương vụ lớn.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ