Eurozone có thể hạ cánh mềm, nhưng cái giá phải trả là thâm hụt ngân sách lớn hơn

Eurozone có thể hạ cánh mềm, nhưng cái giá phải trả là thâm hụt ngân sách lớn hơn

Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

08:31 16/05/2024

Nền kinh tế eurozone vẫn đang hướng tới hạ cánh mềm, với lạm phát giảm nhanh hơn dự kiến và tăng trưởng tăng lên từ giờ đến năm tới, theo Ủy ban Châu Âu.

Cơ quan hành pháp của EU cho biết trong một báo cáo hôm thứ Tư, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ tăng 0.8% trong năm nay và 1.4% vào năm 2025 — gần như không thay đổi so với dự báo ba tháng trước. Lạm phát dự kiến sẽ giảm xuống 2.5% trong năm nay và 2.1% trong năm tới — giảm từ mức 2.7% và 2.2% trước đó.

Ủy viên Kinh tế Paolo Gentiloni cho biết: "Chúng tôi dự kiến tăng trưởng sẽ tăng dần trong suốt năm nay và năm tới, khi tiêu dùng tư nhân được hỗ trợ bởi lạm phát giảm, sức mua phục hồi và tăng trưởng việc làm liên tục”.

Eurozone dự kiến sẽ có tăng trưởng mạnh hơn và lạm phát chậm hơn

Ông cảnh báo rằng "nợ công trong khu vực dự kiến sẽ tăng nhẹ vào năm tới, cho thấy cần sự thống nhất về mặt tài khóa, đồng thời bảo vệ hoạt động đầu tư."

Các quan chức dự báo tổng thâm hụt ngân sách ở mức 3% vào năm 2024 và 2.8% vào năm 2025 — tăng từ mức 2.8% và 2.7% trước đó. Trong khi Pháp và Ý được dự báo sẽ đối mặt với mức thâm hụt lớn hơn, còn Đức và Tây Ban Nha được dự đoán có thâm hụt nhỏ hơn.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết, các chính phủ đã chi tiêu nhiều trong thời gian đại dịch và cú sốc năng lượng sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, để hỗ trợ các công ty và hộ gia đình đối phó với hậu quả. Khi có sự phục hồi, họ trở nên tham vọng hơn trong việc hợp nhất tài chính.

Dự báo ngân sách Eurozone trong năm 2025

Nền kinh tế eurozone khởi đầu tích cực hơn so với dự đoán trong năm nay, tăng trưởng 0.3% trong ba tháng đầu năm, sau một cuộc suy thoái nhẹ trong nửa cuối năm 2023. Ngay cả Đức, quốc gia chậm tăng trưởng của châu lục, cũng tăng trưởng nhiều hơn dự kiến.

Đồng thời, lạm phát đã hạ nhiệt sau khi các cú sốc về cung ứng đã gây áp lực cho eurozone sau khi đại dịch đã giảm bớt. Vẫn còn tồn tại các mối lo ở Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) về việc tăng lương có thể làm gia tăng áp lực giá nội địa.

Các quan chức vẫn đang trên đà thực hiện cắt giảm lãi suất lần đầu tiên vào tháng 6, và có thể sẽ có các đợt tiếp theo vào cuối năm. Mức độ nới lỏng vẫn đang được tranh luận, nhưng các nhà đầu tư hiện đang dự đoán khoảng ba lần cắt giảm trong năm 2024.

Chi phí vay thấp hơn sẽ thúc đẩy hoạt động đầu tư, đồng thời giảm động lực tiết kiệm của người tiêu dùng và tăng cường tiêu dùng, theo ủy ban cho biết. Đến năm 2025, tiền lương thực tế trung bình ở Liên minh châu Âu sẽ hoàn toàn phục hồi về mức năm 2021, nhưng không phải ở tất cả các quốc gia thành viên.

Tình hình của các ngành khác nhau trong nền kinh tế cũng không đồng đều một cách bất thường, một số ngành dịch vụ hưởng lợi từ sức mua tăng lên của các hộ gia đình, trong khi ngành sản xuất chịu ảnh hưởng từ nhu cầu toàn cầu yếu và chi phí vay cao.

Ủy ban cho biết: "Thương mại hàng hóa toàn cầu sẽ hỗ trợ nhu cầu bên ngoài của EU đối với hàng hóa, từ đó giúp nâng cao triển vọng của ngành sản xuất suy yếu.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

2 Lý do đà tăng 40% của Netflix vẫn chưa kết Thúc | Investing.com
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

2 Lý do đà tăng 40% của Netflix vẫn chưa kết Thúc | Investing.com

Cổ phiếu của Netflix đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những tuần gần đây, tăng hơn 40% kể từ tuần đầu tiên của tháng 4, phá vỡ các kỷ lục trước đó và bước vào vùng giá bốn chữ số hiếm hoi. Mặc dù đợt tăng trưởng như vậy có xu hướng dấy lên lo ngại về việc quá nóng, đặc biệt khi chỉ số RSI hiện ở mức 68, vẫn còn hai lý do chính để tin rằng đà tăng sẽ kéo dài đến mùa hè, và tại sao một nhịp điều chỉnh dù nhỏ cũng nên được xem là cơ hội mua.
USD suy yếu giữa lo ngại về chính sách thuế và niềm tin vào tài sản Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

USD suy yếu giữa lo ngại về chính sách thuế và niềm tin vào tài sản Mỹ

Đồng USD tiếp tục giảm khi các bất ổn liên quan đến dự luật thuế của Trump, căng thẳng thương mại và triển vọng tài khóa khiến nhà đầu tư thận trọng hơn với tài sản Mỹ. Trong khi Fed duy trì lập trường thận trọng, thị trường vẫn kỳ vọng các thỏa thuận thương mại sẽ thành hiện thực nhưng thiếu động lực mới để duy trì đà tăng.
Tâm lý doanh nghiệp Nhật Bản suy yếu do bất ổn thương mại với Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Tâm lý doanh nghiệp Nhật Bản suy yếu do bất ổn thương mại với Mỹ

Tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất Nhật Bản suy yếu trong tháng 5 và dự kiến sẽ tiếp tục giảm do bất ổn từ chính sách thuế quan của Mỹ và triển vọng kinh tế toàn cầu mờ nhạt. Dù một số lĩnh vực như vận tải và dịch vụ vẫn giữ được sự ổn định, niềm tin chung đang chịu áp lực bởi chi phí tăng cao và kinh tế Trung Quốc trì trệ.
Dự luật Ngân sách của Đảng Cộng hòa đang khiến thị trường rơi vào tình thế khó xử
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Dự luật Ngân sách của Đảng Cộng hòa đang khiến thị trường rơi vào tình thế khó xử

Tổng thống Donald Trump hôm thứ Ba đã thuyết phục các nghị sĩ Đảng Cộng hòa tại Hạ viện chấp thuận một dự luật ngân sách không chỉ làm tăng thêm nợ nần và thâm hụt vốn đã được coi là không bền vững mà còn trông đầy điềm gở đối với các thị trường tài chính vừa mới phục hồi sau vụ thuế quan “Ngày Giải phóng” đầy tai tiếng.
USD mất dần vai trò trú ẩn giữa lo ngại nợ công và bất ổn thương mại
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

USD mất dần vai trò trú ẩn giữa lo ngại nợ công và bất ổn thương mại

Đồng USD đang chịu áp lực giảm mạnh khi niềm tin vào sức mạnh tài chính và ổn định chính trị của Mỹ suy yếu. Việc Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm cùng lo ngại về thâm hụt ngân sách và nợ công khiến giới đầu tư bán tháo tài sản Mỹ. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có thể đánh mất vai trò là đồng tiền trú ẩn an toàn trên toàn cầu.
Ai sẽ hưởng lợi từ dự luật thuế của đảng Cộng hòa? Những người có thu nhập cao nhưng chưa giàu (HENRYs)
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Ai sẽ hưởng lợi từ dự luật thuế của đảng Cộng hòa? Những người có thu nhập cao nhưng chưa giàu (HENRYs)

Trong những tuần trước và sau khi Đạo luật Cắt giảm Thuế và Việc làm được thông qua vào tháng 12 năm 2017, Đảng Dân chủ đã nhấn mạnh quan điểm rằng 1% những người có thu nhập cao nhất sẽ nhận được 83% tổng số tiền cắt giảm thuế. Nói một cách chính xác, điều này là đúng nhưng đến năm 2027 thì sẽ là sai, sau khi các điều khoản của dự luật liên quan đến thuế thu nhập cá nhân hết hạn, chỉ còn lại các khoản cắt giảm thuế doanh nghiệp không có ngày hết hạn. Trước đó, 1% nhóm thu nhập cao nhất nhận được khoảng một phần tư tổng số tiền cắt giảm.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ