Giải mã động thái hạ tỷ trọng nắm giữ TPCP Mỹ của quỹ đầu tư hưu trí lớn nhất thế giới

Giải mã động thái hạ tỷ trọng nắm giữ TPCP Mỹ của quỹ đầu tư hưu trí lớn nhất thế giới

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

15:19 02/08/2021

Đâu là lý do đằng sau động thái cắt giảm tỷ trọng ở mức kỷ lục tỷ trọng nắm giữ TPCP Mỹ của Quỹ Đầu tư Hưu trí Chính phủ Nhật Bản?

Quỹ Hưu trí Chính phủ Nhật Bản (GPIF) là quỹ hưu trí lớn nhất thế giới
Quỹ Hưu trí Chính phủ Nhật Bản (GPIF) là quỹ hưu trí lớn nhất thế giới

Quỹ Đầu tư Hưu trí Chính phủ Nhật Bản (GPIF) đã cắt giảm ở mức kỷ lục tỷ trọng TPCP Mỹ trong danh mục đầu tư của mình vào năm ngoái khi tài sản an toàn nhất thế giới này dẫn đầu đà bán tháo TPCP trên toàn cầu.

Quỹ Hưu trí lớn nhất thế giới trên đã hạ tỷ trọng trái phiếu và tín phiếu chính phủ Mỹ từ 47% xuống còn 35% trong tổng số nợ nước ngoài nắm giữ trong giai đoạn 12 tháng cho tới tháng 3/2021, dựa trên phân tích số liệu mới nhất từ Bloomberg. Phần lớn trong số này được bù đắp bởi TPCP các nước Châu Âu.

Quá trình tái cơ cấu trên nằm trong kế hoạch đầu tư mới nhằm giảm thiểu mức độ phụ thuộc vào TPCP Nhật Bản và hướng tới các cổ phiếu với lợi suất cao hơn hay các khoản nợ ở nước ngoài. GPIF đưa ra rất ít bình luận về sự thay đổi trên, dẫu cho chỉ một sự thay đổi nhỏ trong danh mục đầu tư của nó cũng có thể tác động tới thị trường TPCP toàn cầu khi tổng quy mô đầu tư của quỹ này là khoảng 1.7 nghìn tỷ USD.

GPIF đề cập trong báo cáo năm của mình rằng sự điều chỉnh này nhằm giảm thiểu sự sai lệch của danh mục với chỉ số chung toàn cầu. Một số chiến lược gia nhận định rằng gã khổng lồ này có thể cắt giảm quy mô TPCP Mỹ do một giai đoạn dài có mức lợi suất thấp hơn mặt bằng chung. Một số khác cho rằng đây chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi quỹ này chỉ thực hiện giảm thiểu rủi ro bằng cách điều chỉnh tỷ trọng phù hợp với chỉ số toàn cầu.

GPIF đã tăng mạnh tỷ trọng nắm giữ TPCP Mỹ vào thời điểm 1 năm trước, đặc biệt với các kỳ hạn ngắn, ngay trước khi kế hoạch đầu tư mới bắt đầu được manh nha. Tình hình trong năm nay đã hoàn toàn khác khi quỹ này chỉ giữ TPCP Mỹ tạm thời nhằm thay thế tiền mặt trước khi phân bổ cho các tài sản nắm giữ dài hạn khác.

Bất chấp động cơ phía sau có là gì, GPIF đã tạo ra mức lợi suất 7.1% từ các khoản nợ nước ngoài trong năm ngoái so với mức 5.4% của chỉ số TPCP toàn cầu FTSE Russell ngoại trừ Nhật Bản. Đây cũng chính là mức chênh lệch lớn nhất trong 4 năm qua.

Tỷ trọng TPCP Mỹ trong chỉ số FTSE Russell tính tới cuối tháng 6 là khoảng 38%, bao gồm cả các khoản nợ của Nhật Bản. Tỷ trọng phân bổ của GPIF đối với TPCP Pháp, Ý, Đức và Anh đều tăng ít nhất 1.7% trong 12 tháng cho tới tháng 3/2021, với tổng quy mô khoảng 5.72 nghìn tỷ Yên (53 tỷ USD).

Mặc dù giảm bớt tỷ trọng, quy mô tuyệt đối của TPCP Mỹ trong danh mục GPIF vẫn tăng khoảng 1.1 nghìn tỷ Yên trong năm ngoái lên mức tổng cộng khoảng 17.5 nghìn tỷ Yên. Trong kế hoạch đầu tư 5 năm bắt đầu kể từ tháng 4/2020, GPIF hướng tới phân bổ danh mục đầu tư đồng đều giữa cổ phiếu và trái phiếu, cũng như giữa trong và ngoài nước.

Thay đổi trên đang phát huy hiệu quả khi lợi suất đạt được trong năm ngoái từ danh mục của cả cổ phiếu và trái phiếu đã vượt qua mức của chỉ số chung lần đầu tiên trong 7 năm.

GPIF đã điều chỉnh đáng kể tỷ trọng đối với trái phiếu bằng đồng USD, EUR và GBP khi sự sai lệch so với chỉ số chung tăng cao trong nửa đầu năm 2020 sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Eiji Ueda, chuyên viên đầu tư trưởng của quỹ này viết trong báo cáo.

Đã có những biến động rất lướn đối với thị trường TPCP trong năm 2020 với việc lợi suất TPCP Mỹ 10 năm đã tăng vọt khoảng 100 điểm cơ bản lên sát mức 1.7% trong nửa sau của năm. Các quỹ nhỏ hơn tại Nhật Bản, vốn thường đi theo sự dẫn dắt của GPIF cũng đang cố gắng phân tích động thái thay đổi trên. “GPIF có tầm ảnh hưởng lớn đối với quyết định đầu tư của các quỹ hưu trí khác tại Nhật Bản” Ayako Sera, chuyên gia phân tích tại Sumitomo Mitsui Trusk Bank Ltd., nhận định. Nhìn vào diễn biến thị trường gần đây, Sera thấy sự hấp dẫn của việc giá TPCP Mỹ có thể sẽ giảm thêm. “Mức lợi suất hiện tại không thể bù đắp cho rủi ro tỷ giá mà các nhà đầu tư phải đối mặt” cô nói. Dữ liệu từ Bộ Tài chính cho thấy các nhà đầu tư Nhật Bản đã bán ròng khoảng 24 tỷ USD TPCP Mỹ kể từ năm tài chính mới của nước này bắt đầu kể từ ngày 01/04 đến nay. Con số trong 12 tháng trước đó là 35 tỷ USD – mức cao nhất trong vòng 3 năm qua.

 

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ