Giới chuyên gia không tin vào việc ECB sẽ giữ lãi suất cao trong thời gian dài

Giới chuyên gia không tin vào việc ECB sẽ giữ lãi suất cao trong thời gian dài

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

15:24 21/07/2023

Kế hoạch duy trì lãi suất cao trong thời gian dài của ECB không đủ thuyết phục giới học thuật, những người cho rằng nó sẽ bắt đầu sáng tỏ chỉ sau sáu tháng.

Đa số các chuyên gia trong một cuộc khảo sát của Bloomberg dự kiến ECB ​​sẽ tăng lãi suất lần cuối vào tháng 9 lên 4%, trước khi các quan chức bắt đầu hạ lãi suất vào tháng 3. Sự không chắc chắn về các nước đi tiếp theo đang tăng, với các dự báo lãi suất cuối năm 2024 trong khoảng 2-4%.

Những người được khảo sát đều dự báo một lần tăng lãi suất 25bp tuần tới.

Sự khác biệt trong quan điểm phản ánh mức độ phức tạp của việc dự báo khi nào lạm phát sẽ quay trở lại mục tiêu 2% từ mức 5.5% hiện nay và hơn 10% vào mùa thu năm ngoái. Không chỉ áp lực giá cả dai dẳng và nền kinh tế Eurozone gặp khó khăn tạo ra sự khó đoán, mà các quan chức còn không chắc chắn tổng cộng lãi suất tăng 400 điểm cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động như thế nào khi tác động trễ bắt đầu có hiệu lực.

Theo Kristian Toedtmann, một chuyên gia kinh tế tại Dekabank, “ECB sẽ phải tìm ra lý do hợp lý để ngừng tăng lãi suất trong tương lai gần, đồng thời để lại khả năng thắt chặt trong tương lai. Rủi ro là thị trường cho rằng việc tạm dừng như vậy là một dấu hiệu cho thấy họ đã sẵn sàng hạ lãi suất.”

Chủ tịch Christine Lagarde sẽ tìm cách đẩy lùi kỳ vọng hạ lãi suất khi bà phát biểu sau tuyên bố chính sách ngày 27/7. Nhiều khả năng bà sẽ tiếp tục cho rằng lãi suất sẽ hạn chế trong thời gian dài hơn - đặc biệt là sau khi dữ liệu trong tuần này cho thấy lạm phát cơ bản tháng 6 được điều chỉnh cao hơn.

Các nhà kinh tế vẫn coi lạm phát là rủi ro lớn nhất đối với nền kinh tế, với ảnh hưởng lan tỏa của chính sách đẩy chiến tranh Nga - Ukraine xuống vị trí thứ hai. Fed được kỳ vọng sẽ tăng lãi suất lần cuối trong tuần tới, và sẽ bắt đầu hạ lãi suất vào đầu mùa xuân.

Bất chấp những thách thức, những người trả lời khảo sát tin tưởng vào khả năng ECB tìm ra mức thắt chặt phù hợp để chế ngự lạm phát mà không đẩy nền kinh tế vào suy thoái. Hơn 2/3 tin rằng các quan chức sẽ không thắt chặt quá xa, và 9/10 người nói rằng họ cũng sẽ không ngừng tăng lãi suất quá sớm.

Với động thái của tuần tới có vẻ đã chắc chắn, chuyên gia Andrzej Szczepaniak của Nomura cho rằng câu hỏi lớn là liệu ECB có đánh tiếng thắt chặt trong cuộc họp tiếp theo hay không. “Nếu họ làm thế, định giá tháng 10 có thể tăng vì dữ liệu giữa các cuộc họp tháng 9 và tháng 10 nhiều khả năng sẽ không thay đổi”.

Tuy nhiên, cũng có cơ sở để các quan chức cho phép mình linh hoạt.

Theo Ulrike Kastens, chuyên gia kinh tế tại DWS, “tôi không nghĩ rằng bà Lagarde sẽ đưa ra gợi ý về cuộc họp tháng 9. Họ sẽ nhấn mạnh sự phụ thuộc vào dữ liệu và chờ đợi các dự báo của tháng 9.”

Tháng trước, ECB đã nâng dự báo lạm phát đến năm 2025 và cho biết triển vọng vẫn “rất không chắc chắn”. Kể từ đó, gần như tất cả 26 thành viên của Hội đồng đã đưa ra quan điểm của họ - phản ánh sự phân kỳ ngày càng sâu sắc giữa những người tự hỏi liệu họ đã làm đủ chưa và những người đang cân nhắc nhiều hơn.

Sự khác biệt trong quan điểm đó sẽ khiến họ khó đạt được thỏa hiệp hơn. Theo những người phân tích hệ tư tưởng ECB, các quan chức coi việc truyền đạt đúng thông điệp là rào cản lớn nhất.

Theo chuyên gia Carsten Brzeski của ngân hàng ING, “cuộc họp tháng 7 gần như chắc chắn là tăng lãi suất 25bp và để ngỏ khả năng tăng lãi suất một lần nữa vào tháng 9 nhưng không cung cấp định hướng về khi nào lãi suất sẽ đạt đỉnh. Vì vậy, có lẽ thách thức duy nhất là giữ im lặng.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Việt Nam đẩy mạnh đàm phán thuế với Mỹ, khéo léo cân bằng quan hệ giữa hai siêu cường
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Việt Nam đẩy mạnh đàm phán thuế với Mỹ, khéo léo cân bằng quan hệ giữa hai siêu cường

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu chuẩn bị kỹ lưỡng cho đàm phán thuế với Mỹ nhằm bảo vệ xuất khẩu và tránh ảnh hưởng đến các thị trường khác. Việt Nam tiếp tục khẳng định cam kết thương mại công bằng, đồng thời đẩy mạnh chống gian lận xuất xứ. Trong thế lưỡng nan giữa Mỹ và Trung Quốc, Hà Nội đang duy trì thế cân bằng ngoại giao một cách khéo léo.
Châu Âu cần một "tổng tư lệnh quốc phòng"
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Châu Âu cần một "tổng tư lệnh quốc phòng"

Châu Âu đang đối mặt với thách thức hiện đại hóa quốc phòng giữa lúc ngân sách hạn hẹp và nguy cơ an ninh gia tăng. Việc tăng chi tiêu là cần thiết, nhưng không đủ nếu thiếu một nhân vật có tầm nhìn chiến lược để điều phối, tiêu chuẩn hóa và thúc đẩy hợp tác quân sự xuyên biên giới. Một “tổng tư lệnh quốc phòng” châu Âu có thể là chìa khóa để biến cam kết thành hành động thực chất.
Châu Âu nên làm gì khi Hoa Kỳ không còn là lá chắn đáng tin cậy trong cuộc xung đột Ukraine?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Châu Âu nên làm gì khi Hoa Kỳ không còn là lá chắn đáng tin cậy trong cuộc xung đột Ukraine?

Giới chức Hoa Kỳ ngày càng bày tỏ sự thiếu kiên nhẫn trước tiến độ chậm chạp của tiến trình hòa bình tại Ukraine. Điểm mấu chốt của vấn đề nằm ở sự miễn cưỡng bất thường của họ trong việc gây sức ép buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin phải thực hiện những nhượng bộ đáng kể. Trong bối cảnh Hoa Kỳ không sẵn lòng hành động, các quốc gia châu Âu cần phải chủ động đảm nhận vai trò này.
Thị trường tài chính trước sóng gió mới từ chính sách thương mại của Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Thị trường tài chính trước sóng gió mới từ chính sách thương mại của Mỹ

Thị trường tài chính toàn cầu đang căng thẳng sau khi Mỹ thay đổi đột ngột chính sách thương mại và gia tăng nguy cơ can thiệp vào Fed. IMF cảnh báo rủi ro tài chính leo thang, trong khi Trung Quốc phản ứng cứng rắn với bất kỳ thỏa thuận nào gây tổn hại đến lợi ích của nước này. Nhà đầu tư đang dõi theo diễn biến trái phiếu và USD để đo lường mức độ áp lực lên chính quyền Trump.
Phụ thuộc hay tự chủ: Con đường nào cho nền kinh tế Mỹ hiện nay?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Phụ thuộc hay tự chủ: Con đường nào cho nền kinh tế Mỹ hiện nay?

Trong thương mại, độc lập là sức mạnh. Phụ thuộc là rủi ro. Một quốc gia càng có khả năng tự cung tự cấp, càng có nhiều quyền kiểm soát vận mệnh kinh tế của chính mình. Ngược lại, khi phụ thuộc vào hàng hóa, nguyên liệu hoặc công nghệ từ bên ngoài, quốc gia đó trở nên dễ tổn thương trước các cú sốc địa chính trị, gián đoạn chuỗi cung ứng hay sự thao túng của đối thủ.
Trump đẩy mạnh áp lực lên Powell: Cảnh báo suy thoái kinh tế nếu Fed không nhanh chóng hạ lãi suất
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Trump đẩy mạnh áp lực lên Powell: Cảnh báo suy thoái kinh tế nếu Fed không nhanh chóng hạ lãi suất

Trong một diễn biến mới nhất phản ánh mối quan hệ căng thẳng giữa Nhà Trắng và chính sách tiền tệ độc lập, Tổng thống Donald Trump đã gia tăng áp lực lên Cục Dự trữ Liên bang (Fed) với cảnh báo nghiêm khắc về nguy cơ suy thoái kinh tế nếu không có động thái hạ lãi suất nhanh chóng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ