Gói kích thích tài khóa mới của Hoa Kỳ tiếp tục đi vào ngõ cụt!

Gói kích thích tài khóa mới của Hoa Kỳ tiếp tục đi vào ngõ cụt!

Bảo Chung

Bảo Chung

Currency Analyst

16:51 11/09/2020

Thượng viện Hoa Kỳ hôm qua đã hủy bỏ một dự luật của Đảng Cộng hòa về khoản viện trợ mới cho đại dịch COVID-19 trị giá 300 tỷ USD, khi đảng Dân chủ đang tìm kiếm một gói cứu trợ với quy mô lớn hơn.

Với tỷ lệ phiếu bầu 52-47, thượng viện đã không đạt được tỷ lệ thuận 60% từ 100 thành viên Quốc Hội để có thể thông qua dự luật đó, khiến tương lai của bất kỳ gói cứu trợ đại dịch nào đều đang bị nghi ngờ.

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Pat Reberts nói với các phóng viên sau cuộc bỏ phiếu: “Mọi việc đang thật sự bế tắc. Hiện nay, chúng ta đang không chỉ phải đối mặt với đại dịch COVID-19, mà đại dịch chính trị cũng là vấn đề hết sức nghiêm trọng cần phải quan tâm”.

Thượng nghị sĩ Rand Paul, người phản đối khoản thâm hụt chi tiêu trong dự luật, là Đảng viên Cộng hòa duy nhất bỏ phiếu chống.

Các nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ trong Quốc Hội đã và đang cố gắng thúc đẩy một thỏa thuận mạnh mẽ hơn với khoản tài trợ 3000 tỷ USD trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn tiếp tục kéo dài.

Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell, người dẫn đầu dự luật thất bại vừa rồi của Đảng Cộng hòa, đã đưa ra đề xuất về một gói cứu trợ với quy mô lớn hơn nhiều – 1000 tỷ USD, vào giữa tháng Bảy vừa rồi. Tuy nhiên, ông thậm chí đã không thể bỏ phiếu cho đề xuất sau khi nhận được quá nhiều sự phản đối mạnh mẽ từ các thành viên lưỡng đảng.

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã nói với các phóng viên trước cuộc bỏ phiếu hôm qua, rằng bà kỳ vọng các cuộc đàm phán vẫn có thể đi tới một thỏa hiệp cuối cùng trước cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra vào ngày 03/12 tới đây.

Tuy nhiên, sau khi cuộc bỏ phiếu diễn ra, nhiều Thượng Nghị sĩ của Đảng Cộng hòa đã tỏ ra nghi ngờ về việc này.

Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện Chuck Grassley cho biết một số việc đề ra trước đó đã đạt được và những tín hiệu sớm tích cực của quá trình chống lại đại dịch COVID-19 đang khiến ông bớt dần áp lực.

Cho đến nay, đại dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của gần 191 nghìn người dân Hoa Kỳ và hơn 900 nghìn người trên toàn thế giới.

Cộng đồng y khoa và các nhà chính trị đều đang hi vọng việc phát triển một loại vắc xin sẽ sớm khống chế được đợt bùng phát mà Washington đã thất bại sau nhiều tháng cố gắng.

Quốc hội dự kiến sẽ tập trung hoàn thành các đạo luật cấp bách để các thành viên có thể trở về tiểu bang của họ tháng 10 tới đây và tiếp tục quá trình vận động tranh cử.

Tuy nhiên, một đảng viên có ảnh hưởng của đảng Dân chủ, Đại diện Derek Kilmer, bày tỏ quan ngại trong một cuộc hợp với các Nhà lập pháp, khi những nỗ lực cứu trợ trong đại dịch COVID-19 đang bị đình trệ và không tiến triển nhiều suốt thời gian qua.

“Ông Kilmer cho biết chúng ta nên đạt được một thỏa thuận, không phải là thứ sơ sài hay tồi tệ, trước thời gian giải lao của cuộc họp”, một phụ tá của đảng Dân chủ, yêu cầu giấu tên, cho biết. Ông Kilmer chủ trì một liên minh đảng Dân chủ mới ôn hòa.

Các vấn đề trọng tâm trong chiến dịch tranh cử Tổng thống năm nay

Hồi đầu năm, Quốc hội đã nhanh chóng thông qua bốn dự luật với khoản viện trợ 3000 tỷ USD nhằm ứng phó với đại dịch COVID-19. Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát đã thông qua dự luật thứ Năm vào tháng Năm vừa rồi, về việc sẽ tiếp tục tung ra 3000 tỷ USD nữa, nhưng cho tới nay khoản viện trợ này vẫn đang đi vào bế tắc.

Quá trình ứng phó với đại dịch COVID-19 của Tổng thống Donald Trump đã trở thành tâm điểm cho cuộc đua tranh cử Tổng thống năm nay. Ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden, người hiện đang dẫn đầu sau các cuộc thăm dò dư luận, hai hôm trước đã cáo buộc ông Trump đã chối bỏ trách nhiệm của mình trong việc xử lý ứng phó với đại dịch, thứ đã cướp đi hàng triệu việc làm thời gian qua. Đảng Cộng hòa cũng đã bày tỏ sự tự tin về khả năng đối phó với khủng hoảng của mình.

Dự luật của đảng Cộng hòa sẽ tiếp tục gia hạn khoản trợ cấp thất nghiệp liên bang, nhưng thấp hơn mức mà đảng Dân chủ mong muốn. Nó cũng sẽ bao gồm các động thái bảo vệ hướng tới các doanh nghiệp nhằm chống lại những vụ kiện trong đại dịch.

Một loạt các sáng kiến khác (bao gồm việc viện trợ cho các chính quyền tiểu bang và địa phương), đợt hỗ trợ trực tiếp thứ hai cho các hộ gia đình và các gói cứu trợ ngành hàng không không được đề cập tới trong dự luật của đảng Cộng hòa.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Chứng khoán châu Âu lao đao do hy vọng hòa bình Ukraine suy giảm; CPI Vương quốc Anh tăng vọt
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chứng khoán châu Âu lao đao do hy vọng hòa bình Ukraine suy giảm; CPI Vương quốc Anh tăng vọt

Các chỉ số chứng khoán châu Âu giảm nhẹ vào thứ Tư, khi nhà đầu tư đón nhận sự thất bại rõ ràng của các cuộc đàm phán hòa bình Ukraine cũng như lạm phát Vương quốc Anh cao hơn dự kiến. Chỉ số DAX index tại Đức giảm 0.2%, chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 0.3% và chỉ số FTSE 100 tại Vương quốc Anh giảm 0.2%.
Doanh số bán lẻ sắp tới, CEO Nvidia nói về kiểm soát chip của Mỹ - điều gì đang chi phối thị trường?
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Doanh số bán lẻ sắp tới, CEO Nvidia nói về kiểm soát chip của Mỹ - điều gì đang chi phối thị trường?

HĐTL chứng khoán Mỹ giảm vào thứ Tư, sau khi lợi suất trái phiếu kho bạc tăng nhẹ gây áp lực lên thị trường chứng khoán trong phiên trước đó. Thị trường đang hướng tới báo cáo doanh số bán lẻ mới, với các nhà đầu tư mong muốn có cái nhìn sâu sắc về tác động của thuế quan trừng phạt của Tổng thống Donald Trump đối với giá cả. Giám đốc điều hành Nvidia (NASDAQ:NVDA) Jensen Huang bình luận về việc Mỹ hạn chế xuất khẩu chip trí tuệ nhân tạo sang Trung Quốc, trong khi lạm phát ở Vương quốc Anh tăng vọt.
Giám đốc Nvidia Jensen Huang lên án lệnh cấm chip của Mỹ đối với Trung Quốc là ‘một thất bại’
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giám đốc Nvidia Jensen Huang lên án lệnh cấm chip của Mỹ đối với Trung Quốc là ‘một thất bại’

Giám đốc điều hành Nvidia Jensen Huang đã lên án các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ nhằm hạn chế Trung Quốc tiếp cận chip trí tuệ nhân tạo là “một thất bại”, vốn đã thúc đẩy các đối thủ Trung Quốc tăng tốc phát triển sản phẩm của riêng họ.
Căng thẳng Mỹ-Trung về chip có nguy cơ làm tổn hại thỏa thuận ngừng chiến thương mại
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Căng thẳng Mỹ-Trung về chip có nguy cơ làm tổn hại thỏa thuận ngừng chiến thương mại

Căng thẳng công nghệ Mỹ-Trung lại bùng phát, khi Bắc Kinh đe dọa hành động pháp lý chống lại bất kỳ ai thực thi các hạn chế của Washington đối với chip của Huawei Technologies, phủ bóng đen lên thỏa thuận ngừng chiến thương mại gần đây và các nỗ lực duy trì đối thoại.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ