Kinh tế Trung Quốc ngày càng ảm đạm, Bắc Kinh cần mạnh tay hơn

Kinh tế Trung Quốc ngày càng ảm đạm, Bắc Kinh cần mạnh tay hơn

Hoàng Thế Vinh

Hoàng Thế Vinh

Junior Analyst

17:16 30/01/2024

Thị trường chứng khoán và trái phiếu Trung Quốc đang đưa ra tín hiệu rõ ràng cho các nhà hoạch định chính sách rằng họ cần phải thực hiện nhiều biện pháp hơn để vực dậy niềm tin của nhà đầu tư.

Chứng khoán Trung Quốc giảm ngày thứ ba vào thứ Ba. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm chạm đáy trong hơn hai thập kỷ, do các trader đặt cược PBOC sẽ triển khai nhiều biện pháp kích thích tiền tệ hơn để thúc đẩy tăng trưởng.

Sự u ám của nền kinh tế Trung Quốc đã trở nên sâu sắc hơn trong tuần này khi việc thanh lý Tập đoàn Evergrande đang diễn ra.

Các chiến lược gia của Morgan Stanley bao gồm Jonathan Garner và Laura Wang đã viết trong một ghi chú: “Lợi suất chạm đáy, cổ phiếu tiếp tục giảm. Điều này có thể khiến thị trường lo ngại rằng các biện pháp kích thích là không đủ để giải quyết tình trạng giảm phát hiện tại. Cần có một gói kích thích tài chính lớn nhắm vào người tiêu dùng.”

Chỉ số Hang Seng China Enterprises Index giảm 2.5% vào thứ Ba và trở thành chỉ số có hiệu suất kém nhất ở châu Á. Chỉ số CSI 300 đóng cửa giảm 1.8% ngay cả khi các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng khoảng 1.7 tỷ nhân dân tệ (243 triệu USD) cổ phiếu đại lục.

Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Trung Quốc giảm xuống 2.46%, mức thấp nhất kể từ năm 2002, do nhu cầu về tài sản trú ẩn tăng lên trong bối cảnh tiêu dùng yếu và suy thoái bất động sản.

Chứng khoán trượt dốc cho thấy các nhà đầu tư có nhiều khả năng bán tháo để kiếm lời trừ khi Bắc Kinh thực hiện các biện pháp mạnh tay hơn.

Chỉ số đo lường của Bloomberg Intelligence về các nhà phát triển Trung Quốc đã giảm hơn 4% vào thứ Ba và đã giảm gần 16% tính đến thời điểm hiện tại trong năm 2024.

“Chúng tôi e rằng niềm tin của các nhà đầu tư chỉ phục hồi trở lại khi tình trạng ngành bất động sản được cải thiện”, Kieran Calder, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu vốn cổ phần châu Á tại Union Bancaire Privee cho biết.

Bắc Kinh gặp khó khăn trong việc thu hút các nhà đầu tư quay trở lại sau một đợt thoái trào đã xóa sạch hơn 6 nghìn tỷ USD giá trị thị trường của chứng khoán Trung Quốc và Hồng Kông kể từ mức đỉnh đạt được vào năm 2021.

Tâm lý thị trường đối với chứng khoán Trung Quốc tại Hồng Kông đảm đạm hơn vào thứ Ba khi thành phố công bố chi tiết về luật an ninh quốc gia – một động thái sẽ có tác động sâu rộng đến vị thế của Hồng Kông, một trung tâm tài chính quốc tế.

Các nhà kinh tế dự đoán rằng dữ liệu công bố vào thứ Tư sẽ cho thấy lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc vẫn suy giảm tháng thứ tư trong tháng Giêng.

Daniel Tan, nhà quản lý quỹ tại Grasshopper Asset Management ở Singapore, cho biết những cam kết gần đây của Trung Quốc có thể hỗ trợ cho chứng khoán Trung Quốc, nhưng cần nhiều hơn thế để cải thiện cơ cấu. ‘’Có thể còn quá sớm để cho rằng cổ phiếu Trung Quốc đang chạm đáy hoặc chưa đến lúc các quỹ toàn cầu tăng cường đầu tư vào thị trường chứng khoán Trung Quốc.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

IMF cảnh báo thương chiến sẽ làm suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

IMF cảnh báo thương chiến sẽ làm suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Niềm tin kinh tế toàn cầu đang lao dốc, thị trường tài chính biến động mạnh khi căng thẳng thương mại do Mỹ khơi mào khiến triển vọng tăng trưởng toàn cầu trở nên u ám. Cảnh báo này được đưa ra trong một báo cáo của Financial Times phối hợp với Viện Brookings, ngay trước thềm các cuộc họp mùa xuân của IMF và Ngân hàng Thế giới tại Washington trong tuần này.
Chứng khoán và đồng đô la trượt giá sau các chỉ trích của Trump nhắm vào Fed
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chứng khoán và đồng đô la trượt giá sau các chỉ trích của Trump nhắm vào Fed

Chứng khoán châu Á và tương lai chứng khoán Mỹ trượt giá vào thứ Hai trong khi đồng đô la giảm mạnh, do lo ngại về thuế quan và những lời chỉ trích công khai của Tổng thống Donald Trump nhắm tới Cục Dự trữ Liên bang (Fed). Việc này đã ảnh hưởng đến tâm lý, đẩy giá vàng lên một mức cao mới.
Giá dầu sụt giảm giữa lo ngại chiến tranh thương mại và tiến triển cuộc đàm phán hạt nhân Iran
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Giá dầu sụt giảm giữa lo ngại chiến tranh thương mại và tiến triển cuộc đàm phán hạt nhân Iran

Thị trường dầu mỏ toàn cầu đang chứng kiến sự sụt giảm đáng kể khi giới đầu tư bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về tác động tiềm tàng của cuộc chiến thương mại do Hoa Kỳ khởi xướng đối với nhu cầu năng lượng thế giới. Diễn biến này diễn ra song song với tiến trình đàm phán giữa Washington và Tehran về chương trình hạt nhân của Cộng hòa Hồi giáo Iran.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ