Lạm phát 3% là bước ngoặt của Fed

Lạm phát 3% là bước ngoặt của Fed

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

11:04 13/07/2023

Tỷ lệ lạm phát của Hoa Kỳ giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm, một bước quan trọng để chấm dứt tình trạng khẩn cấp về chi phí sinh hoạt — và có thể là cả việc thắt chặt tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang.

Ở mức 3%, lạm phát giá tiêu dùng hiện chỉ bằng một phần ba so với 1 năm trước (9.1%), mức cao nhất trong bốn thập kỷ. Và chi tiết báo cáo tháng 6 cũng tốt hơn dự kiến, với các thước đo chủ chốt dưới mức dự báo.

Nhưng điều này không có nghĩa là cuộc chơi đã kết thúc – đặc biệt là đối với Fed, khi họ sẽ tiếp tục tăng lãi suất vào cuối tháng này. Tuy nhiên, rất có khả năng là đợt tăng lãi suất vào ngày 26/7, đưa lãi suất lên 5.5%, sẽ là lần cuối cùng trong một thời gian dài.

Đó là những gì thị trường kỳ vọng sau dữ liệu của ngày thứ Tư. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn ngắn giảm mạnh, chứng khoán tăng và USD chạm đáy trong hơn một năm – tất cả đều dự báo rằng Fed có thể nới lỏng chính sách.

Hồi kết

Theo Ryan Sweet, kinh tế trưởng thị trường Mỹ tại Oxford Economics, “dữ liệu sẽ cho Fed lý do để cân nhắc về việc liệu có cần tăng thêm lãi suất sau tháng này hay không. Chu kỳ thắt chặt này của Fed có thể sắp kết thúc.”

Nhưng lạm phát vẫn đang cao hơn mục tiêu 2% của Fed, và giai đoạn cuối cũng có thể là giai đoạn khó khăn nhất.

Hơn nữa, người dân Mỹ vẫn đang phải trả nhiều tiền hơn so với trước đại dịch cho rất nhiều hàng hóa và dịch vụ – và nỗi đau đó được dự báo sẽ không sớm kết thúc. Tổng thống Joe Biden, chuẩn bị cho cuộc chiến tái tranh cử vào năm tới, sẽ nhận thấy rằng giá cả cao là một vũ khí Đảng Cộng hòa có thể sử dụng để chống lại ông.

Đối với Fed, vẫn còn lý do để họ lo. Đầu tiên, trong khi lạm phát đang đi đúng hướng, tính toán đã làm những số liệu mới đây có vẻ tốt hơn so với thực tế.

Theo hiệu ứng cơ sở, khi so sánh với lạm phát tháng 6/2022 ở mức cao kỷ lục, đà giảm của lạm phát trông có vẻ rất đao to búa lớn. Nhưng CPI YoY vẫn có thể tiếp tục tăng trong các tháng tới, khi so sánh với phần sau của năm 2022 không được tốt như tháng 6.

Quá sớm

Chỉ 1 báo cáo CPI, kể cả tốt hơn mong đợi, cũng không thể làm lay chuyển các quan chức Fed. Phát biểu sau khi số liệu mới nhất được công bố, Chủ tịch Fed Richmond Thomas Barkin đã nhắc lại cam kết của ngân hàng trung ương trong việc khôi phục bình ổn giá cả.

“Lạm phát vẫn quá cao. Mục tiêu của chúng tôi là 2%,” ông Barkin cho biết tại một sự kiện hôm thứ Tư sau báo cáo. “Nếu bạn nới lỏng quá sớm, lạm phát sẽ quay trở lại rất nhanh, sau đó buộc Fed phải làm nhiều hơn nữa.”

Một lý do lớn khiến lạm phát tăng cao là thị trường lao động mạnh mẽ. Các doanh nghiệp tiếp tục tạo thêm nhiều việc làm và tiền lương vẫn tăng mạnh, cho phép người Mỹ tiếp tục chi tiêu.

Chi phí nhà ở chiếm hơn 70% mức tăng của CPI trong tháng 6, trong khi giá vé máy bay và ô tô đã qua sử dụng giảm. Giá hàng tạp hóa, vốn là nguyên nhân chính gây áp lực cho các gia đình Mỹ, không đổi so với một tháng trước đó.

Báo cáo cũng cho thấy chi phí dịch vụ lõi không bao gồm nhà ở và năng lượng - gọi là lạm phát siêu lõi - ít thay đổi trong tháng 6 so với tháng trước. So với một năm trước, lạm phát này đã giảm còn 4%, cũng là mức tăng nhỏ nhất kể từ cuối năm 2021. Tuy nhiên, Fed tính toán điều này dựa trên một chỉ số riêng.

Theo Jennifer Lee, chuyên gia kinh tế cao cấp tại BMO Capital Markets, “cộng tất cả lại, Fed được thở phào nhẹ nhõm một chút.”

Nếu các báo cáo từ giờ đến tháng 9 ghi nhận xu hướng tương tự, “Fed sẽ có lý do để đứng ngoài.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thị trường tài chính trước sóng gió mới từ chính sách thương mại của Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Thị trường tài chính trước sóng gió mới từ chính sách thương mại của Mỹ

Thị trường tài chính toàn cầu đang căng thẳng sau khi Mỹ thay đổi đột ngột chính sách thương mại và gia tăng nguy cơ can thiệp vào Fed. IMF cảnh báo rủi ro tài chính leo thang, trong khi Trung Quốc phản ứng cứng rắn với bất kỳ thỏa thuận nào gây tổn hại đến lợi ích của nước này. Nhà đầu tư đang dõi theo diễn biến trái phiếu và USD để đo lường mức độ áp lực lên chính quyền Trump.
Phụ thuộc hay tự chủ: Con đường nào cho nền kinh tế Mỹ hiện nay?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Phụ thuộc hay tự chủ: Con đường nào cho nền kinh tế Mỹ hiện nay?

Trong thương mại, độc lập là sức mạnh. Phụ thuộc là rủi ro. Một quốc gia càng có khả năng tự cung tự cấp, càng có nhiều quyền kiểm soát vận mệnh kinh tế của chính mình. Ngược lại, khi phụ thuộc vào hàng hóa, nguyên liệu hoặc công nghệ từ bên ngoài, quốc gia đó trở nên dễ tổn thương trước các cú sốc địa chính trị, gián đoạn chuỗi cung ứng hay sự thao túng của đối thủ.
Trump đẩy mạnh áp lực lên Powell: Cảnh báo suy thoái kinh tế nếu Fed không nhanh chóng hạ lãi suất
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Trump đẩy mạnh áp lực lên Powell: Cảnh báo suy thoái kinh tế nếu Fed không nhanh chóng hạ lãi suất

Trong một diễn biến mới nhất phản ánh mối quan hệ căng thẳng giữa Nhà Trắng và chính sách tiền tệ độc lập, Tổng thống Donald Trump đã gia tăng áp lực lên Cục Dự trữ Liên bang (Fed) với cảnh báo nghiêm khắc về nguy cơ suy thoái kinh tế nếu không có động thái hạ lãi suất nhanh chóng.
Trump, Vance và cuộc tấn công vào các trường đại học Mỹ dưới danh nghĩa chống bài Do Thái
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trump, Vance và cuộc tấn công vào các trường đại học Mỹ dưới danh nghĩa chống bài Do Thái

Chính quyền Trump đang lợi dụng cáo buộc bài Do Thái để gây áp lực lên các trường đại học, nhằm kiểm soát tư tưởng và phá vỡ nền học thuật tự do. Các yêu sách can thiệp sâu vào tuyển sinh, nhân sự và quan điểm chính trị cho thấy mục tiêu không phải là bảo vệ sinh viên Do Thái mà là trấn áp môi trường học thuật độc lập. Nếu thành công với Harvard, cả hệ thống giáo dục đại học Mỹ có thể bị khuất phục.
Chính sách thương mại của Trump khiến thị trường Mỹ đứng trước nguy cơ khủng hoảng
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Chính sách thương mại của Trump khiến thị trường Mỹ đứng trước nguy cơ khủng hoảng

Làn sóng bán tháo dữ dội đang càn quét khắp thị trường Mỹ, với cổ phiếu, trái phiếu chính phủ dài hạn và USD đồng loạt lao dốc, phản ánh rõ nét hệ quả trực tiếp từ các quyết sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Bức tranh kinh tế ảm đạm này đang làm dấy lên ba mối lo ngại chính có thể xói mòn nền tảng kinh tế vững chắc nhất thế giới.
Khi những điều phi lý trở thành chuẩn mực: Định nghĩa lại ‘bình thường’ trong thời đại siêu bình thường hóa
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Khi những điều phi lý trở thành chuẩn mực: Định nghĩa lại ‘bình thường’ trong thời đại siêu bình thường hóa

Trong bối cảnh các chỉ số tài chính dường như chỉ còn phản ánh kỳ vọng đầu cơ và chính sách nới lỏng cực độ hơn là nền tảng thực của nền kinh tế, ngày càng nhiều chuyên gia cho rằng toàn bộ hệ thống kinh tế hiện tại đã rơi vào một trạng thái đặc biệt: siêu bình thường hóa (hypernormalization).
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ