Lạm phát Mỹ hạ nhiệt, củng cố kỳ vọng Fed không phải thắt chặt mạnh tay

Lạm phát Mỹ hạ nhiệt, củng cố kỳ vọng Fed không phải thắt chặt mạnh tay

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

09:25 13/07/2023

Lạm phát Mỹ hạ nhiệt nhiều hơn dự báo, mang đến hy vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang có thể sớm kết thúc chu kỳ tăng lãi suất mạnh nhất trong nhiều thập kỷ.

CPI toàn phần tăng 3% so với cùng kỳ và 0.2% so với tháng trước, thấp hơn kỳ vọng lần lượt ở mức 3.1% và 0.3%. CPI lõi tăng 4.8% so với cùng kỳ và 0.2% so với tháng trước, cũng thấp hơn kỳ vọng 5%.

Lợi suất, USD giảm, chứng khoán và vàng tăng mạnh sau khi báo cáo được công bố. Kỳ vọng Fed tăng lãi suất sau tháng 7 giảm xuống chỉ còn khoảng 50%.

Số liệu củng cố rằng lạm phát đang giảm kể từ khi chạm đỉnh một năm trước, sau hơn 1 năm liên tục tăng lãi suất và nhu cầu suy yếu. Dù vậy, áp lực giá cả vẫn vượt xa mục tiêu của Fed và các nhà hoạch định chính sách sẽ tiếp tục tăng lãi suất tại cuộc họp ngày 25-26/7.

“Lạm phát vẫn quá cao. Mục tiêu của chúng tôi là 2%,” Chủ tịch Fed Richmond Thomas Barkin cho biết tại một sự kiện hôm thứ Tư sau báo cáo. “Nếu bạn hạ lãi suất quá sớm, lạm phát sẽ tăng trở lại rất nhanh, sau đó buộc Fed phải làm nhiều hơn nữa.”

Một phần lý do khiến lạm phát hạ nhiệt nhanh như vậy là do tháng 6/2022 là thời điểm CPI tăng kỷ lục 9.1% khi cuộc chiến Nga-Ukraine leo thang. Kể từ đây, số liệu so với cùng kỳ sẽ tiếp tục giảm.

Dù một số quan chức Fed cho rằng việc tăng lãi suất trong cuộc họp tháng này là chắc chắn, họ cũng sẽ chờ đợi số liệu giá sản xuất, kỳ vọng lạm phát và doanh số bán lẻ.

Báo cáo cũng cho thấy một danh mục dịch vụ chính không bao gồm nhà ở và năng lượng - gọi là lạm phát siêu lõi - ít thay đổi trong tháng 6 so với tháng trước. So với một năm trước, lạm phát này đã giảm còn 4%, cũng là mức tăng nhỏ nhất kể từ cuối năm 2021. Tuy nhiên, Fed tính toán điều này dựa trên một chỉ số riêng.

Chi phí nhà ở, thành phần dịch vụ lớn nhất và chiếm khoảng 1/3 chỉ số CPI chung, tăng 0.4%. Nhiều nhà kinh tế kỳ vọng giá nhà ở sẽ tăng chậm hơn trong những tháng tới.

Các quan chức Fed cũng lo lắng về giá cả hàng hóa - vốn là một tác nhân khiến lạm phát hạ nhiệt nhanh chóng vào năm ngoái nhưng đã có dấu hiệu tăng trở lại trong những tháng gần đây. Loại trừ thực phẩm và năng lượng, giá hàng hóa lần đầu tiên giảm vào năm 2023.

Giá tạp hóa, vốn là một gánh nặng lớn đối với ngân sách của người Mỹ, ít thay đổi vào tháng trước. Chi phí dịch vụ chăm sóc y tế cũng không thay đổi.

Một lý do lớn khiến lạm phát tăng cao là thị trường lao động mạnh mẽ. Các doanh nghiệp tiếp tục tạo thêm nhiều việc làm và tiền lương vẫn tăng mạnh, cho phép người Mỹ tiếp tục chi tiêu.

Các quan chức của Fed đồng ý rằng tiền lương và lạm phát có liên quan với nhau, nhưng họ bị chia rẽ về việc cái nào thúc đẩy cái nào. Một báo cáo riêng công bố vào thứ Tư cho thấy thu nhập trung bình mỗi giờ được điều chỉnh theo lạm phát đã tăng tháng thứ tư liên tiếp. Chỉ số này tăng 1.,2% so với cùng kỳ, cao nhất kể từ tháng 3/2021.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Ngành hàng không có thể sẽ thất thoát 22 tỷ USD sau khi chính sách miễn thuế "de minimis" bị bãi bỏ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Ngành hàng không có thể sẽ thất thoát 22 tỷ USD sau khi chính sách miễn thuế "de minimis" bị bãi bỏ

Mỹ dự kiến vào tháng tới sẽ hủy bỏ quyền miễn thuế đối với các lô hàng giá trị thấp từ Trung Quốc và Hồng Kông, kết hợp với mức thuế 145% mới đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, có thể gây tổn thất hơn 22 tỷ USD doanh thu từ ngành vận tải hàng không trong ba năm và khiến hàng nghìn người bán hàng trực tuyến với mô hình giao hàng trực tiếp đến người tiêu dùng phải đóng cửa.
Người lao động Mỹ sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp hơn cho công việc mới
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Người lao động Mỹ sẵn sàng chấp nhận mức lương thấp hơn cho công việc mới

Theo khảo sát của Fed New York, người dân Hoa Kỳ đã thể hiện cái nhìn tiêu cực hơn đối với thị trường lao động trong tháng 3, biểu hiện qua việc các đối tượng tham gia khảo sát đã điều chỉnh giảm đáng kể mức lương tối thiểu họ sẵn sàng chấp nhận để đảm nhận một vị trí công việc mới.
IMF cảnh báo thương chiến sẽ làm suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

IMF cảnh báo thương chiến sẽ làm suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Niềm tin kinh tế toàn cầu đang lao dốc, thị trường tài chính biến động mạnh khi căng thẳng thương mại do Mỹ khơi mào khiến triển vọng tăng trưởng toàn cầu trở nên u ám. Cảnh báo này được đưa ra trong một báo cáo của Financial Times phối hợp với Viện Brookings, ngay trước thềm các cuộc họp mùa xuân của IMF và Ngân hàng Thế giới tại Washington trong tuần này.
Chứng khoán và đồng đô la trượt giá sau các chỉ trích của Trump nhắm vào Fed
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chứng khoán và đồng đô la trượt giá sau các chỉ trích của Trump nhắm vào Fed

Chứng khoán châu Á và tương lai chứng khoán Mỹ trượt giá vào thứ Hai trong khi đồng đô la giảm mạnh, do lo ngại về thuế quan và những lời chỉ trích công khai của Tổng thống Donald Trump nhắm tới Cục Dự trữ Liên bang (Fed). Việc này đã ảnh hưởng đến tâm lý, đẩy giá vàng lên một mức cao mới.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ