Nhận định cặp EUR/USD: Liệu rằng Donald Trump có dỡ bỏ lệnh cách ly và hậu quả sẽ là gì?

Nhận định cặp EUR/USD: Liệu rằng Donald Trump có dỡ bỏ lệnh cách ly và hậu quả sẽ là gì?

Đạt Nguyễn

Đạt Nguyễn

Currency Analyst

13:34 30/03/2020

Tuần giao dịch mới hứa hẹn sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho các trader để ra quyết định. Những đợt cắt giảm lãi suất nào đang chờ đợi phía trước?

Trong tuần này, dữ liệu quan trọng về các chỉ số kinh tế vĩ mô tháng 3 sẽ được công bố bắt đầu từ Vương quốc Anh cho tới Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ.

Đầu tiên, tôi vẫn không chắc rằng những người tham gia thị trường sẽ chú ý đến bất kỳ số liệu thống kê nào. Vì vậy, hầu hết hoặc tất cả các số liệu thống kê có thể sẽ không gây được sự chú ý. Điều thứ hai, không rõ những thay đổi thực sự trong mỗi nền kinh tế sẽ là gì. Chúng ta có thể dần thấy được nền kinh tế đang thay đổi qua các dự báo về chỉ số hoạt động của các doanh nghiệp vào tuần trước và số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp ở Hoa Kỳ (dự báo: 1 triệu, thực tế 3.3 triệu). Do đó, không rõ liệu rằng thị trường có để ý tới sự khác biệt giữa số báo và số liệu thực tế hay không. Tuy nhiên, chúng tôi chắc chắn có thể nói rằng số liệu thống kê kinh tế vĩ mô sẽ khơi dậy một chút quan tâm.

Chúng ta sẽ bắt đầu vào thứ Hai (30/3).

Vào ngày này, các báo cáo đáng chú ý nhất sẽ được công bố tại Đức. Chính xác hơn, chỉ một báo cáo. Đó là báo cáo về tỷ lệ Lạm phát cơ bản trong tháng ba. Chỉ số giá tiêu dùng dự kiến ​​sẽ chậm lại 1.4% hằng năm từ mức 1.7%.

Tây Ban Nha cũng sẽ công bố chỉ số lạm phát. Dựa trên các dự đoán của các chuyên gia, chỉ số này sẽ giảm từ 0.7% hằng năm xuống 0.5%. Theo quan điểm của tôi, đây vẫn là những dự báo mang tính lạc quan. Một số chỉ số phụ sẽ được công bố từ Liên minh châu Âu ngày hôm nay, chẳng hạn như chỉ số niềm tin người tiêu dùng và chỉ số rủi ro trong nền kinh tế, những chỉ báo này không gây ra bất kỳ phản ứng nào từ thị trường ngay cả trong thời bình.

Lạm phát cơ bản trong tháng 3 của EU sẽ được công bố vào thứ ba (31/3) dự báo giảm xuống mức 0.7% mỗi năm từ mức 1.2% hiện tại, tương tự tỷ lệ thất nghiệp ở Đức cho tháng 3 với dự báo tăng từ 5% lên 5.2% và số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp với dự báo trong khoảng 28,000 đến 34,000 đơn. Chúng tôi tin rằng những dự báo này vẫn còn quá lạc quan và những con số thực sẽ tệ hơn rất nhiều.

Thứ Tư (1/4) sẽ là một ngày khá thú vị, nhưng hầu hết các chỉ số đều có thể dễ dàng dự đoán được. Các chỉ số hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực sản xuất của EU nói chung và Tây Ban Nha, Ý, Đức, Pháp và Anh nói riêng sẽ được công bố. Nhiều khả năng, chúng sẽ không khác biệt quá nhiều so với các con số đã được công bố tuần trước. Do đó, tôi kỳ vọng con số hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất chỉ giảm nhẹ. Tỷ lệ thất nghiệp tại Liên minh châu Âu được dự báo sẽ không thay đổi trong tháng 2 ở mức 7.4%. Tuy nhiên, đây là vào tháng hai.

Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng Ba sẽ đi về đâu!? 

Mọi thứ sẽ tương đối chững lại vào thứ Năm (2/4), vì duy nhất có chỉ số sản xuất của EU sẽ được công bố vào ngày này, và chỉ số này ít có ảnh hưởng quan trọng tới thị trường.

Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ cho tháng 3 ở Đức, Ý, Tây Ban Nha, Pháp và EU sẽ được công bố vào thứ Sáu (3/4), có khả năng giảm xuống mức thấp đáng chú ý, và cả doanh số bán lẻ tại Liên minh châu Âu cho tháng 2 cũng có khả năng vậy.

Về cơ bản, chúng tôi không dự báo điều gì bất ngờ. Các giá trị ước tính về chỉ báo các hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau đã được tính toán. Tất cả dữ liệu liên quan trong tháng Hai sẽ không còn gây sự chú ý đến giới trader. Do đó, các báo cáo đáng quan tâm nhất sẽ là tỷ lệ thất nghiệp của Đức cho tháng 3. Dựa trên báo cáo này và số lượng đơn xin trợ cấp, chúng ta sẽ có thể có được một bức tranh phác họa về những gì đang xảy ra ở các nước châu Âu. Chúng tôi tin rằng bức tranh gây ra sự thất vọng lớn đối với các thành phần tham gia thị trường. Chúng tôi chưa liệt kê trong bài viết này tất cả các báo cáo dự kiến công bố của Hoa Kỳ trong tuần này. Tuy nhiên, nhìn về phía trước, chúng ta có thể nói rằng sự chú ý lớn nhất sẽ tập trung vào số liệu thống kê về kinh tế vĩ mô từ nước ngoài. Ngoài ra, có rất nhiều sự thay đổi đáng chú ý đang diễn ra ở Hoa Kỳ, và Donald Trump, người ngay cả trong thời gian dịch bệnh vẫn tâm điểm của thế giới bởi thường xuyên đưa ra những bình luận về rất vấn đề khác nhau và bày tỏ ý kiến ​​của mình về đại dịch Covid-19 trên thế giới. Chúng tôi đã phân tích các ý kiến ​​của tổng thống Trump về các biện pháp kiểm soát dịch bệnh tại Hoa Kỳ. Do đó, một trong những toan tính quan trọng hiện nay là liệu Tổng thống có khả năng dỡ bỏ hết lệnh phong tỏa hay không. Hay Trump có cố gắng làm điều này? Và nếu ngài tổng thống làm như vậy, ông sẽ phải đối mặt với những chỉ trích như thế nào? Rốt cuộc thì ghế tổng thống đang bị đe dọa (cuộc bầu cử vào tháng 11 năm nay). Ngoài ra vấn đề sức khỏe của người dân Hoa Kỳ cùng với nền kinh tế Mỹ có thể bị ảnh hưởng đáng kể khi mà số lượng ca nhiễm đang gia tăng theo cấp số nhân. Tóm lại, sắp tới chúng ta sẽ được chứng kiến ‘phim bom tấn’ gay cấn nhất từ trước đến nay về Hoa Kỳ. 

Nước Mỹ đang trong tình trạng cách ly, liệu rằng tổng thống Trump sẽ quyết định mở cửa trở lại hay không?

Nhận định về cặp EUR/USD:

Dựa trên số liệu được liệt kê, chúng tôi tin rằng tác động của phân tích cơ bản sẽ không đáng kể. Vì vậy, vẫn cần chú ý nhiều hơn đến phân tích kỹ thuật với khung thời gian H4. Kết hợp các trường phái phân tích kỹ thuật, khuyến nghị vị thế mua vào cặp EUR/USD với giá mục tiêu khoảng 1.1230 và 1.1307, tuy nhiên hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu của một sóng điều chỉnh.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đảng cực hữu dẫn đầu khảo sát khi Friedrich Merz gấp rút đàm phán liên minh
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Đảng cực hữu dẫn đầu khảo sát khi Friedrich Merz gấp rút đàm phán liên minh

AfD lần đầu dẫn đầu thăm dò dư luận tại Đức, trong khi Thủ tướng tương lai Merz bị suy giảm uy tín vì kế hoạch chi tiêu 1.000 tỷ euro bằng vay nợ. Gói tài khóa đầy tham vọng của ông đang đối mặt nguy cơ bị xóa sạch bởi đòn thuế từ Mỹ và tăng trưởng ì ạch của nền kinh tế.
Khi thuế quan làm lu mờ vai trò của ngân hàng trung ương
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi thuế quan làm lu mờ vai trò của ngân hàng trung ương

Donald Trump đang định hình lại trật tự thương mại toàn cầu và làm lu mờ vai trò của các ngân hàng trung ương. Khi chính sách thuế quan trở thành tâm điểm bất ổn, sức ảnh hưởng của các định chế tiền tệ truyền thống đang suy giảm rõ rệt, đặt ra câu hỏi về ai mới là người thật sự điều phối nền kinh tế thế giới.
Đức lo ngại về 1,200 tấn vàng dự trữ tại Mỹ giữa căng thẳng thương mại xuyên Đại Tây Dương
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Đức lo ngại về 1,200 tấn vàng dự trữ tại Mỹ giữa căng thẳng thương mại xuyên Đại Tây Dương

Giữa làn sóng căng thẳng thương mại leo thang, các quốc gia châu Âu đang hối hả tìm kiếm phương án đối phó với chính sách thuế quan khổng lồ mà chính quyền Trump vừa áp đặt lên EU. Trong bối cảnh đó, chính phủ Đức đang đứng trước một quyết định mang tính chiến lược và vô cùng nhạy cảm: khả năng rút 1.200 tấn dự trữ vàng - tương đương 124 tỷ USD - ra khỏi lãnh thổ Hoa Kỳ.
Cuộc chiến tái sinh ngành sản xuất Mỹ: Khoảng cách giữa lời hứa và thực tế dưới bóng đen thuế quan?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cuộc chiến tái sinh ngành sản xuất Mỹ: Khoảng cách giữa lời hứa và thực tế dưới bóng đen thuế quan?

Từ các nhà máy sản xuất ô tô đến các cơ sở luyện nhôm, Donald Trump mong muốn đưa hoạt động sản xuất trở lại Hoa Kỳ thông qua cuộc chiến thương mại lớn nhất kể từ thập niên 1930, nhưng các nhà điều hành cảnh báo rằng tính bất định về thuế quan sẽ khiến việc đầu tư hàng tỷ USD xây dựng các nhà máy mới tại Mỹ trở nên quá rủi ro.
Chiến lược gia Michele Schneider cảnh báo: Không vội bắt đáy vàng hoặc bạc giữa cơn bất ổn kinh tế toàn cầu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Chiến lược gia Michele Schneider cảnh báo: Không vội bắt đáy vàng hoặc bạc giữa cơn bất ổn kinh tế toàn cầu

Sau cú trượt mạnh do lo ngại chiến tranh thương mại toàn cầu dưới thời Tổng thống Donald Trump, giá bạc đang cho thấy dấu hiệu ổn định trở lại, khi quay về ngưỡng 30 USD/ounce. Tuy nhiên, giới phân tích cảnh báo nhà đầu tư nên thận trọng, bởi nền kinh tế thế giới đang đứng trước một ngã ba đầy bất trắc, và việc “nhảy vào thị trường” lúc này có thể là quá sớm.
Chiến lược thương mại của Trump: Hồi chuông cảnh báo từ quá khứ
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Chiến lược thương mại của Trump: Hồi chuông cảnh báo từ quá khứ

Sự rung chuyển dữ dội trên thị trường chứng khoán toàn cầu sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố “Ngày Giải phóng” không chỉ là phản ứng ngắn hạn trước chính sách thuế quan quyết liệt của Mỹ. Đó còn là hệ quả sâu xa của một sự thức tỉnh: ông Trump sẵn sàng dùng sức mạnh kinh tế để gây tổn thương, phá vỡ liên minh truyền thống, và định hình lại trật tự thương mại toàn cầu theo hướng "nước Mỹ trên hết", bất chấp chi phí kinh tế và chính trị kèm theo.