Nhận định S&P500: Dòng tiền sẽ đi về đâu trong tuần và tháng đầu tiên của năm 2023?

Nhận định S&P500: Dòng tiền sẽ đi về đâu trong tuần và tháng đầu tiên của năm 2023?

Nguyễn Thanh Lịch

Nguyễn Thanh Lịch

Junior Analyst

06:00 31/12/2022

Chúng ta đang bước vào năm 2023 với tâm lý có phần bất an. Cuộc tranh luận xung quanh việc liệu S&P 500 sẽ tiếp đà lao dốc hay phục hồi vẫn đang diễn ra, nhưng yếu tố mùa vụ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những kỳ vọng.

Chúng ta đã kết thúc năm giao dịch 2022 và đang bước sang năm 2023. Như thường thấy trong đợt thanh khoản cuối cùng trong hầu hết các năm, tâm lý đầu cơ yếu dần trong những tuần cuối cùng của tháng 12. Theo thống kê, quý IV năm 2023 đã ghi nhận mức phục hồi 6.1% cho S&P 500 sau ba quý thua lỗ liên tiếp. Trong năm, chỉ số đã mất 20 phần trăm, là năm tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng tài chính năm 2008 và là 1 trong 3 năm tồi tệ nhất trong 48 năm. Trong thế kỷ qua, S&P 500 chỉ mất điểm trong khung thời gian 30 trong 100 năm. Nếu loại trừ cuộc Đại khủng hoảng đầu những năm 1930, năm sau khi S&P 500 lỗ 20% hoặc cao hơn, mức tăng trung bình là 21%.

Biểu đồ của S&P 500 với Tỷ lệ thay đổi trong 1 năm (Khung 1Y)

Điều quan trọng cần nhớ khi chúng ta bước sang năm 2023 là xét đến việc một số vấn đề cơ bản quan trọng nhất, phổ biến nhất của năm trước đã không được giải quyết để ủng hộ phía bullish. Lạm phát nghiêm trọng, trở ngại thương mại, điều kiện tài chính thắt chặt hơn và lo ngại suy thoái kinh tế là một trong những chủ đề hàng đầu gây nhiều áp lực.

Tương quan HĐTL Emini S&P 500 và chỉ số VIX (Daily)

Trong lịch sử, tháng Một có mức tăng trung bình 0.9% trong tháng, nhưng hiệu suất hàng năm có thể khác nhau đáng kể. Khối lượng tăng nhẹ từ tháng 12 đến tháng 1, nhưng tính trung bình các tháng theo ngày thì tháng 1 chỉ tăng nhẹ so với tháng trước. Tuy nhiên, trên cơ sở điều chỉnh ngày giao dịch, tháng Một là tháng có thanh khoản thấp thứ hai trong năm dương lịch. Trong khi đó, sự biến động tăng lên vào đầu năm. Đánh giá sự biến động khi mức đóng cửa trung bình của VIX tính theo ngày, đã đạt mức trung bình 19.6 từ năm 1990 đến năm 2021.

Hiệu suất, Khối lượng và Độ biến động trung bình của S&P 500 theo tháng từ năm 1990 đến nay (Hàng tháng)

Tính theo năm, tháng 1 trông không có gì đặc biệt đáng chú ý so với mức cực đoan của mức biến động cao nhất vào tháng 3 hoặc tháng 10, khối lượng giao dịch ảm đạm trong tháng 5 hoặc mức trung bình tăng mạnh nhất từ tháng 11 đến tháng 12. Như trong lịch sử, hoạt động trong tháng đầu tiên của năm là định hướng cho cuối năm (cả tích cực hoặc cả tiêu cực) 53 trong số 73 năm trong phạm vi đó.

Hiệu suất và biên độ giao động của S&P 500 từ tháng 1 năm 1950 đến năm 2021 (1M)

Trên cơ sở theo tuần, tuần đầu tiên của năm tính trung bình đạt hiệu suất cao nhất trong cả năm theo lịch sử. Tất nhiên, điều đó có thể khác nhau từ năm này sang năm khác; nhưng việc tái cơ cấu danh mục vào đầu mỗi năm là một ảnh hưởng khá nhất quán. Trong trường hợp không có vấn đề cơ bản cấp bách hơn hoặc tâm lý mạnh mẽ, thị trường có thể được khuyến khích mặc định theo các tiêu chuẩn theo mùa.

Biểu đồ hiệu suất S&P 500 từ năm 1900 đến nay (Hàng tuần)

Ngược lại với hiệu suất, thanh khoản trong suốt tuần khai mạc giảm đáng kể. Tuy nhiên, kỳ nghỉ sau năm mới (dù được tổ chức vào ngày đầu tiên của tháng hay ngày giao dịch đầu tiên sau đó) sẽ làm giảm hoạt động trong khoảng thời gian của cả tuần.

Khối lượng trung bình hàng tuần của S&P 500 từ năm 1950 đến nay (W1)

Dưới đây, chúng ta thấy rằng thời điểm từ năm 2021 sang năm 2022 khối lượng đã giảm đáng kể. Chỉ số VIX giảm cho đến hết tháng 12 so với hiệu suất trung bình cho cả năm, cho thấy rằng thị trường đang đánh giá thấp khả năng biến động mạnh và bất ngờ của thị trường khi thanh khoản được phục hồi.

Tương quan VIX với Hiệu suất trung bình mỗi tuần (Hàng tuần)

Cho rằng S&P 500 đã bị giới hạn trong phạm vi trong vài tuần qua, tuy nhiên tâm lý đầu cơ vẫn chưa biến mất hoàn toàn. Mặt khác, mức độ biến động đặc biệt thấp và dường như có nhiều nguy cơ tăng tốc sớm hơn so với đầu năm ngoái.

Tương quan S&P 500 với Khối lượng và Chỉ số biến động VIX trong tháng 1 năm 2022 (D1)

Dailyfx

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đảng cực hữu dẫn đầu khảo sát khi Friedrich Merz gấp rút đàm phán liên minh
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Đảng cực hữu dẫn đầu khảo sát khi Friedrich Merz gấp rút đàm phán liên minh

AfD lần đầu dẫn đầu thăm dò dư luận tại Đức, trong khi Thủ tướng tương lai Merz bị suy giảm uy tín vì kế hoạch chi tiêu 1.000 tỷ euro bằng vay nợ. Gói tài khóa đầy tham vọng của ông đang đối mặt nguy cơ bị xóa sạch bởi đòn thuế từ Mỹ và tăng trưởng ì ạch của nền kinh tế.
Khi thuế quan làm lu mờ vai trò của ngân hàng trung ương
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi thuế quan làm lu mờ vai trò của ngân hàng trung ương

Donald Trump đang định hình lại trật tự thương mại toàn cầu và làm lu mờ vai trò của các ngân hàng trung ương. Khi chính sách thuế quan trở thành tâm điểm bất ổn, sức ảnh hưởng của các định chế tiền tệ truyền thống đang suy giảm rõ rệt, đặt ra câu hỏi về ai mới là người thật sự điều phối nền kinh tế thế giới.
Đức lo ngại về 1,200 tấn vàng dự trữ tại Mỹ giữa căng thẳng thương mại xuyên Đại Tây Dương
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Đức lo ngại về 1,200 tấn vàng dự trữ tại Mỹ giữa căng thẳng thương mại xuyên Đại Tây Dương

Giữa làn sóng căng thẳng thương mại leo thang, các quốc gia châu Âu đang hối hả tìm kiếm phương án đối phó với chính sách thuế quan khổng lồ mà chính quyền Trump vừa áp đặt lên EU. Trong bối cảnh đó, chính phủ Đức đang đứng trước một quyết định mang tính chiến lược và vô cùng nhạy cảm: khả năng rút 1.200 tấn dự trữ vàng - tương đương 124 tỷ USD - ra khỏi lãnh thổ Hoa Kỳ.
Cuộc chiến tái sinh ngành sản xuất Mỹ: Khoảng cách giữa lời hứa và thực tế dưới bóng đen thuế quan?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cuộc chiến tái sinh ngành sản xuất Mỹ: Khoảng cách giữa lời hứa và thực tế dưới bóng đen thuế quan?

Từ các nhà máy sản xuất ô tô đến các cơ sở luyện nhôm, Donald Trump mong muốn đưa hoạt động sản xuất trở lại Hoa Kỳ thông qua cuộc chiến thương mại lớn nhất kể từ thập niên 1930, nhưng các nhà điều hành cảnh báo rằng tính bất định về thuế quan sẽ khiến việc đầu tư hàng tỷ USD xây dựng các nhà máy mới tại Mỹ trở nên quá rủi ro.
Chiến lược gia Michele Schneider cảnh báo: Không vội bắt đáy vàng hoặc bạc giữa cơn bất ổn kinh tế toàn cầu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Chiến lược gia Michele Schneider cảnh báo: Không vội bắt đáy vàng hoặc bạc giữa cơn bất ổn kinh tế toàn cầu

Sau cú trượt mạnh do lo ngại chiến tranh thương mại toàn cầu dưới thời Tổng thống Donald Trump, giá bạc đang cho thấy dấu hiệu ổn định trở lại, khi quay về ngưỡng 30 USD/ounce. Tuy nhiên, giới phân tích cảnh báo nhà đầu tư nên thận trọng, bởi nền kinh tế thế giới đang đứng trước một ngã ba đầy bất trắc, và việc “nhảy vào thị trường” lúc này có thể là quá sớm.
Chiến lược thương mại của Trump: Hồi chuông cảnh báo từ quá khứ
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Chiến lược thương mại của Trump: Hồi chuông cảnh báo từ quá khứ

Sự rung chuyển dữ dội trên thị trường chứng khoán toàn cầu sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố “Ngày Giải phóng” không chỉ là phản ứng ngắn hạn trước chính sách thuế quan quyết liệt của Mỹ. Đó còn là hệ quả sâu xa của một sự thức tỉnh: ông Trump sẵn sàng dùng sức mạnh kinh tế để gây tổn thương, phá vỡ liên minh truyền thống, và định hình lại trật tự thương mại toàn cầu theo hướng "nước Mỹ trên hết", bất chấp chi phí kinh tế và chính trị kèm theo.