Nhận định từ các chuyên gia: Kinh tế Trung Quốc sẽ suy yếu dần trong thời gian tới

Nhận định từ các chuyên gia: Kinh tế Trung Quốc sẽ suy yếu dần trong thời gian tới

Lê Nhật Thanh

Lê Nhật Thanh

Junior Analyst

18:18 15/08/2022

Nền kinh tế Trung Quốc có thể còn tiếp tục đà suy yếu trong năm nay, khi các con số trong tháng 7 cho thấy sự phục hồi đang chậm lại, thị trường nhà đất suy thoái và những trở ngại do dịch bệnh Covid tạo nên tiếp tục gây thiệt hại cho quốc gia này - theo nhận định từ các nhà kinh tế.

Nhận định từ các chuyên gia: Kinh tế Trung Quốc sẽ suy yếu dần trong thời gian tới
Nhận định từ các chuyên gia: Kinh tế Trung Quốc sẽ suy yếu dần trong thời gian tới

Nền kinh tế Trung Quốc có thể còn tiếp tục đà suy yếu trong năm nay, khi các con số trong tháng 7 cho thấy sự phục hồi đang chậm lại, thị trường nhà đất suy thoái và những trở ngại do dịch bệnh Covid tạo nên tiếp tục gây thiệt hại cho quốc gia này - theo nhận định từ các nhà kinh tế. Một số chuyên gia đã giảm dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, sau khi Bắc Kinh công bố số liệu kinh tế mới nhất hôm thứ Hai và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đột nhiên giảm lãi suất chủ yếu.

ING Groep NV và TD Securities Inc đã hạ dự báo GDP cả năm xuống lần lượt 4% và 2.9%, trong khi Nomura Holdings Inc. - với con số dự kiến là 3.3% - cho biết thị trường vẫn “quá lạc quan về tăng trưởng”.

Dưới đây là nhận định của các nhà kinh tế về triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc:

Ding Shuang, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc và Bắc Á tại Standard Chartered Plc cho biết: “Dự báo của chúng tôi cho thấy nhận thấy rủi ro đang giảm đáng kể. Một số chỉ báo của tháng 8 cho thấy nền kinh tế có thể còn tồi tệ hơn tháng 7 do sự hoành hành trở lại của Covid.” Standard Chartered hiện dự báo tăng trưởng cả năm là 4.1%. Bloomberg ước tính mức tăng trưởng trung bình do các nhà kinh tế dự đoán là 3.8%. Ông nói: “Việc cắt giảm lãi suất sẽ mang lại một số lợi ích biên, nhưng Trung Quốc sẽ cần phải cải thiện chính sách đối phó với Covid và thay đổi mạnh mẽ chính sách tài sản để xoay chuyển tình hình tồi tệ này”. Ông cũng nói thêm: “vấn đề chính là thị trường hiện không có niềm tin vào các nhà phát triển bất động sản, về việc liệu họ có thể tồn tại và các dự án liệu có được xây dựng hay không.” PBOC có thể giảm lãi suất thêm 10 điểm cơ bản vào cuối tháng 10 nếu chính phủ không nới lỏng các chính sách khác, trong khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thể sẽ được giữ nguyên do thanh khoản vẫn còn dồi dào, theo Ding. Helen Qiao, nhà kinh tế trưởng của Greater China tại Bank of America Corp. Dữ liệu đã cho thấy nhu cầu trong nước hiện đang khá yếu và điều này đảm bảo chính sách sẽ được nới lỏng hơn”, Qiao cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên Bloomberg TV. “Khi chính sách cắt giảm lãi suất dường như đang được gợi ý vào sáng nay, các nhà hoạch định chính sách lo ngại và muốn thực hiện một động thái nào đó” - bà cho hay.

“Sản xuất công nghiệp chậm lại nhưng xuất khẩu vẫn tăng tốt, cho thấy nhu cầu trong nước yếu đi. Doanh số bán hàng YoY đã tăng 2.7% trong tháng Bảy, so với kỳ vọng trung bình của các nhà kinh tế là 4.9% - cho thấy "nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay rất dễ bị tổn thương và nó cần nhiều kích thích hơn.”” Qiao dự kiến ​​nền kinh tế sẽ mở cửa trở lại sau cuộc họp quan trọng của Đảng Cộng sản vào mùa thu. Bà cho biết, nếu điều đó xảy ra, nền kinh tế vẫn có cơ hội tốt để tăng trưởng 3.5% cả năm như dự báo của Bank of America.

Iris Pang, nhà kinh tế trưởng của Greater China tại ING cho biết: “Việc PBOC cắt giảm lãi suất là một tín hiệu rõ ràng cho thấy suy thoái kinh tế đang tái diễn ... Bây giờ là chu kỳ đi xuống, và điều này mang tính chu kỳ, không chỉ giới hạn trong lĩnh vực bất động sản. Việc giảm lãi suất cho thấy toàn bộ nền kinh tế đang gặp khó khăn."

Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, tăng trưởng cho vay yếu, trái ngược với việc cung tiền mở rộng nhanh chóng, và dữ liệu các hạng mục con của doanh số bán lẻ và sản xuất công nghiệp chậm lại đều cho thấy nhu cầu trong nước đang giảm, theo bà Pang. Trong khi đó, lạm phát cao ở nước ngoài là một tín hiệu cho triển vọng xuất khẩu của Trung Quốc. Bà cũng cho biết chính sách cắt giảm lãi suất không có khả năng kích thích lĩnh vực bất động sản, vốn đang gặp khó khăn do việc áp dụng các quy tắc tài chính nghiêm ngặt dành cho các nhà phát triển bất động sản. Nhưng bà cũng nói thêm rằng các công ty trong lĩnh vực khác có thể được hưởng lợi từ chi phí đi vay thấp hơn. Bruce Pang, trưởng bộ phận nghiên cứu và kinh tế trưởng tại Jones Lang Lasalle Inc cho hay: “Mối lo ngại về thị trường việc làm và thu nhập giảm cùng với các hạn chế về hoạt động kinh tế đã khiến tiêu dùng giảm mạnh”. “Cần có các biện pháp mạnh mẽ hơn và kích thích trên diện rộng để tạo thêm việc làm và hỗ trợ người lao động tự do bằng mọi cách, và giảm thiểu thiệt hại về thu nhập thông qua trợ cấp trực tiếp, phiếu giảm giá tiêu dùng và giảm thiểu đáng kể các khoản tiền an sinh xã hội”.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tuyên bố mùa xuân của Vương quốc Anh: Né tránh Liz Truss nhưng vẫn thiếu chiến lược tăng trưởng
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tuyên bố mùa xuân của Vương quốc Anh: Né tránh Liz Truss nhưng vẫn thiếu chiến lược tăng trưởng

Chính phủ Anh cố gắng tránh lặp lại sai lầm của Liz Truss với một khuôn khổ tài khóa cứng nhắc và các biện pháp thắt chặt chi tiêu. Nhưng Tuyên bố mùa xuân cho thấy việc né tránh khủng hoảng không đồng nghĩa với tăng trưởng. Khi cải cách bị vội vã và thị trường lao động chưa sẵn sàng, chiến lược này có thể biến cơ hội thành trở ngại.
Công Đảng liệu còn có thể cứu vãn triển vọng tăng trưởng của nước Anh?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Công Đảng liệu còn có thể cứu vãn triển vọng tăng trưởng của nước Anh?

Công Đảng Anh đang đứng trước cơ hội cuối cùng để cứu vãn triển vọng tăng trưởng kinh tế, nhưng cánh cửa đang dần khép lại sau một bản Tuyên bố mùa xuân đầy hỗn loạn. Với thách thức tài khóa ngày càng lớn, sức ép từ thị trường trái phiếu và một Nhà Trắng khó đoán, chính phủ buộc phải đưa ra những cải cách mạnh mẽ hơn.
Liệu sự suy giảm trong tâm lý người tiêu dùng Mỹ có thực sự đáng lo ngại?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Liệu sự suy giảm trong tâm lý người tiêu dùng Mỹ có thực sự đáng lo ngại?

Vào thứ Ba, khảo sát tâm lý người tiêu dùng của Conference Board đã kể một câu chuyện quen thuộc: người dân lo lắng về nền kinh tế. Chỉ số khảo sát giảm xuống mức thấp nhất trong bốn năm, thấp hơn đáng kể so với mức 110 vào thời điểm Trump tái đắc cử vào tháng 11.
Bessent có thể không phải là cứu tinh cho trái phiếu Kho bạc như nhiều người nghĩ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Bessent có thể không phải là cứu tinh cho trái phiếu Kho bạc như nhiều người nghĩ

Scott Bessent muốn lợi suất trái phiếu Mỹ giảm – điều đó ai cũng biết. Nhưng liệu ông có thực sự kiểm soát được thị trường trái phiếu lớn nhất thế giới? Dù có thể tác động tạm thời bằng cách điều chỉnh cấu trúc nợ hoặc nới lỏng quy định ngân hàng, những biện pháp này chỉ giúp kéo dài thời gian chứ không thể thay đổi thực tế tài khóa.
EU và Nhật Bản có thể sẽ cần thắt chặt hợp tác chiến lược trong thời kỳ có nhiều biến động
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

EU và Nhật Bản có thể sẽ cần thắt chặt hợp tác chiến lược trong thời kỳ có nhiều biến động

Trong bối cảnh thế giới ngày càng bất ổn, EU và Nhật Bản đứng trước thách thức lớn khi chiếc ô an ninh của Mỹ trở nên kém chắc chắn. Cả hai đều đối mặt với mối đe dọa từ Nga và Trung Quốc, trong khi sự trở lại của Donald Trump có thể làm lung lay các cam kết an ninh truyền thống. Để giảm thiểu rủi ro, EU và Nhật Bản đang tìm cách thắt chặt hợp tác chiến lược, từ quốc phòng đến thương mại. Liệu liên minh này có đủ mạnh để đối phó với một tương lai nhiều biến động?
Châu Âu đã thực sự sẵn sàng gánh vác trách nhiệm quốc phòng mà Mỹ để lại hay chưa?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Châu Âu đã thực sự sẵn sàng gánh vác trách nhiệm quốc phòng mà Mỹ để lại hay chưa?

Khi Donald Trump rút dần sự bảo trợ của Mỹ, nhiều người kỳ vọng lục địa già sẽ đoàn kết và mạnh mẽ hơn. Nhưng thực tế lại phức tạp hơn nhiều: sự chia rẽ giữa Bắc và Nam, những cam kết quốc phòng chưa được bảo đảm tài chính, và sự do dự trong việc triển khai quân sự khiến viễn cảnh về một châu Âu tự chủ trở nên xa vời.
Châu Âu đang bước vào một cuộc chạy đua tái vũ trang đầy cam go
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Châu Âu đang bước vào một cuộc chạy đua tái vũ trang đầy cam go

Sau nhiều thập kỷ hưởng lợi từ “cổ tức hòa bình”, châu Âu đang đối mặt với áp lực phải tăng cường chi tiêu quân sự. Với áp lực từ việc Mỹ có thể thu hẹp cam kết an ninh, các quốc gia EU buộc phải tăng mạnh chi tiêu quốc phòng—một sự chuyển dịch có thể làm lung lay hệ thống phúc lợi hào phóng bậc nhất thế giới. Những lựa chọn trước mắt đầy khắc nghiệt: cắt giảm ngân sách an sinh, tăng thuế, hay vay nợ nhiều hơn trong bối cảnh tài khóa đã căng thẳng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ